Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại khu vực Tây Phi ngày 25/1 cảnh báo cuộc khủng hoảng diễn ra tại Mali đang gây ảnh hưởng sâu rộng đến Tây Phi và vùng Sahel, làm trầm trọng thêm nguy cơ bất ổn đang gia tăng ở khu vực.
Phát biểu trước Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Đặc phái viên Tổng thư ký Liên hợp quốc khu vực Tây Phi, ông Said Djinnit, cho biết diễn biến tại Mali cho thấy nguy cơ xâm nhập và bất ổn đang tràn sang một số quốc gia có chung đường biên giới với nước này.
Theo ước tính mới nhất của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), có khoảng hơn 150.000 người Mali đã chạy sang Mauritania, Niger, Burkina Faso để lánh nạn và khoảng 230.000 người khác bị mất nhà cửa.
Ông Djinnit, đồng thời phụ trách Văn phòng Liên hợp quốc tại khu vực Tây Phi (UNOWA), cho biết tình hình ở Mali đang làm nổi lên mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố tại khu vực. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cần quan tâm đến những hạn chế mà các quốc gia láng giềng Mali phải đối mặt để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Giao tranh giữa các lực lượng quân chính phủ và quân nổi dậy Tuareq nổ ra ở miền Bắc Mali từ tháng 1/2012, sau đó các phần tử Hồi giáo cực đoan đã nắm quyền kiểm soát khu vực này.
Xung đột tại miền Bắc, việc phổ biến các nhóm vũ trang ở khu vực, bất ổn chính trị và hạn hán sau vụ đảo chính quân sự vào tháng 3/2012 đã khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán.
Xung đột đã làm cạn kiệt nguồn lực, làm tình hình nhân đạo tại vùng Sahel ngày càng nghiêm trọng. Tình hình trên đã buộc Chính phủ Mali phải kêu gọi sự trợ giúp quân sự từ Pháp để ổn định đất nước./.
Phát biểu trước Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Đặc phái viên Tổng thư ký Liên hợp quốc khu vực Tây Phi, ông Said Djinnit, cho biết diễn biến tại Mali cho thấy nguy cơ xâm nhập và bất ổn đang tràn sang một số quốc gia có chung đường biên giới với nước này.
Theo ước tính mới nhất của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), có khoảng hơn 150.000 người Mali đã chạy sang Mauritania, Niger, Burkina Faso để lánh nạn và khoảng 230.000 người khác bị mất nhà cửa.
Ông Djinnit, đồng thời phụ trách Văn phòng Liên hợp quốc tại khu vực Tây Phi (UNOWA), cho biết tình hình ở Mali đang làm nổi lên mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố tại khu vực. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cần quan tâm đến những hạn chế mà các quốc gia láng giềng Mali phải đối mặt để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Giao tranh giữa các lực lượng quân chính phủ và quân nổi dậy Tuareq nổ ra ở miền Bắc Mali từ tháng 1/2012, sau đó các phần tử Hồi giáo cực đoan đã nắm quyền kiểm soát khu vực này.
Xung đột tại miền Bắc, việc phổ biến các nhóm vũ trang ở khu vực, bất ổn chính trị và hạn hán sau vụ đảo chính quân sự vào tháng 3/2012 đã khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán.
Xung đột đã làm cạn kiệt nguồn lực, làm tình hình nhân đạo tại vùng Sahel ngày càng nghiêm trọng. Tình hình trên đã buộc Chính phủ Mali phải kêu gọi sự trợ giúp quân sự từ Pháp để ổn định đất nước./.
(TTXVN)