Liên hợp quốc cho rằng thế giới cần khẩn cấp xây dựng một môhình phát triển thực tế hơn cho thế kỷ 21 để có thể giải quyết được các vấn đềlớn của thời đại như biến đổi khí hậu, tăng dân số, nạn nghèo đói và hiểm họamôi trường.
Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 65, ông Joseph Deiss, cảnh báothế giới đương đại đã chạm tới giới hạn cao nhất mà Trái Đất có thể chịu đựng.
Việc khai thác vô độ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong thế kỷ qua đã đẩythế giới tới ngã tư không ổn định và như vậy rất cần mô hình phát triển mới.
Thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản là một lời nhắc nhở về nguy cơnhững thành quả phát triển của con người có thể bị xóa bỏ nhanh chóng và mộtnước dù phát triển nhất cũng rất dễ bị tổn thương trước cơn thịnh nộ của tựnhiên.
Ông Deiss thúc giục cộng đồng thế giới hành động khẩn cấp vì tương lai bềnvững trên toàn cầu, đặc biệt cần nhanh chóng ủng hộ mô hình phát triển mới đểđảo ngược các hình mẫu sản xuất và tiêu dùng đang làm cạn kiệt các nguồn tàinguyên hiện nay.
Quan chức Liên hợp quốc nhấn mạnh đây là hành động duy nhất để nhân loạikhông tự hủy diệt mình. Vì vậy, cần một cam kết chính trị vững chắc và hành độngkiên quyết, đặc biệt để đảm bảo nguồn tài chính cân bằng, chuyển giao công nghệvà đối tác rộng rãi.
Phó Tổng Thư ký thường trực của Liên hợp quốc, bà Asha-Rose Migiro, chorằng để thế giới không rơi vào hỗn loạn khi dân số lên tới 9 tỷ vào năm 2050,các nước cần "một tư duy lớn" để tìm ra các giải pháp cho thách thức này.
Khủng hoảng kinh tế, sự bất ổn định và các thảm họa thiên nhiên đang diễnra trên khắp thế giới đặt ra yêu cầu phải hành động khẩn cấp.
Thay đổi định hướng phát triển có thể dẫn đến những hiểm họa mới nhưnghiểm họa lớn nhất hiện nay của nhân loại là không hành động và để mặc nhữngthách thức, những cơ hội và xu hướng không bền vững phát triển đẩy nhanh nhânloại đến thảm hoạ. Đây là thông điệp mà tất cả các chính phủ, các nhà hoạch địnhchính sách cần phải lưu tâm.
Lãnh đạo nhiều nước đều khẳng định thời gian không còn nhiều để thế giớiphát triển tầm nhìn mới về xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
Giải quyếtcác vấn đề biến đổi khí hậu, đói nghèo, công bằng xã hội, trao quyền bình đẳngcho phụ nữ, tăng cường liên kết xã hội… là chìa khóa để phát triển bền vữngthành công./.