Ngày 19/6, trước thềm Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) tại Brazil, Liên hợp quốc và ngành bảo hiểm thế giới đã công bố các Nguyên tắc bảo hiểm bền vững (PSI) nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững.
Các PSI là sáng kiến của ngành bảo hiểm thế giới được Liên hợp quốc hỗ trợ tích cực nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh và các cộng đồng có sức bật lớn chống các cơn sốc kinh tế. Sáng kiến này là kết quả của quá trình phát triển toàn cầu suốt 6 năm của sáng kiến tài chính do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đề ra, gắn UNEP với thể chế tài chính toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá PSI là sáng kiến lịch sử và đóng góp quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Rio+20. PSI cung cấp lộ trình toàn cầu phát triển và tăng cường đổi mới phương thức xử lý nguy cơ và các giải pháp bảo hiểm cần thiết để thúc đẩy năng lượng tái sinh, nguồn nước sạch, an ninh lương thực, các thành phố bền vững.... định hình tương lai mà nhân loại mong muốn.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh PSI cung cấp đường lối thực tiễn để xử lý các nguy cơ toàn cầu đang nổi lên trong kinh doanh bảo hiểm từ biến đổi khí hậu, các thảm họa tự nhiên, khan hiếm nước, mất an ninh lương thực và các dịch bệnh. PSI là khuôn khổ bền vững toàn cầu đầu tiên của ngành bảo hiểm, trong đó tính tới giá trị kinh tế căn bản của nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn xã hội và quản trị tốt. PSI cũng tạo cho ngành bảo hiểm vai trò đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Hơn 30 công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới kiểm soát nguồn vốn bảo hiểm hơn 5.000 tỷ USD cùng các hiệp hội bảo hiểm các khu vực trên thế giới đã tham gia sáng kiến này nhằm xanh hóa khu vực bảo hiểm và cung cấp công cụ bảo hiểm cho quản lý hiểm họa đảm bảo bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
PSI được phát triển trên cơ sở Các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát động năm 2006. Cho đến nay, hơn 1.000 nhà đầu tư từ 50 nước với nguồn tài sản lên tới 30.000 tỷ USD đã thông qua PRI và cam kết xây dựng các thị trường vốn bền vững và nền kinh tế xanh./.
Các PSI là sáng kiến của ngành bảo hiểm thế giới được Liên hợp quốc hỗ trợ tích cực nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh và các cộng đồng có sức bật lớn chống các cơn sốc kinh tế. Sáng kiến này là kết quả của quá trình phát triển toàn cầu suốt 6 năm của sáng kiến tài chính do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đề ra, gắn UNEP với thể chế tài chính toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá PSI là sáng kiến lịch sử và đóng góp quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Rio+20. PSI cung cấp lộ trình toàn cầu phát triển và tăng cường đổi mới phương thức xử lý nguy cơ và các giải pháp bảo hiểm cần thiết để thúc đẩy năng lượng tái sinh, nguồn nước sạch, an ninh lương thực, các thành phố bền vững.... định hình tương lai mà nhân loại mong muốn.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh PSI cung cấp đường lối thực tiễn để xử lý các nguy cơ toàn cầu đang nổi lên trong kinh doanh bảo hiểm từ biến đổi khí hậu, các thảm họa tự nhiên, khan hiếm nước, mất an ninh lương thực và các dịch bệnh. PSI là khuôn khổ bền vững toàn cầu đầu tiên của ngành bảo hiểm, trong đó tính tới giá trị kinh tế căn bản của nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn xã hội và quản trị tốt. PSI cũng tạo cho ngành bảo hiểm vai trò đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Hơn 30 công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới kiểm soát nguồn vốn bảo hiểm hơn 5.000 tỷ USD cùng các hiệp hội bảo hiểm các khu vực trên thế giới đã tham gia sáng kiến này nhằm xanh hóa khu vực bảo hiểm và cung cấp công cụ bảo hiểm cho quản lý hiểm họa đảm bảo bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
PSI được phát triển trên cơ sở Các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát động năm 2006. Cho đến nay, hơn 1.000 nhà đầu tư từ 50 nước với nguồn tài sản lên tới 30.000 tỷ USD đã thông qua PRI và cam kết xây dựng các thị trường vốn bền vững và nền kinh tế xanh./.
(TTXVN)