Người phát ngôn của Tổ chức Liên hợp quốc (UNDP) ngày 19/6 đã dẫn lời các quan chức cấp cao của tổ chức này cùng với chính phủ Brazil - nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Rio+20 tại Rio de Janeiro lần này, cho biết cuối cùng đại diện của 193 nước thành viên UNDP, các tổ chức xã hội dân sự, giới học giả và các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng đã đạt được sự đồng thuận cho Văn bản cuối cùng của Hội nghị.
“Tôi rất vui mừng thông báo rằng các cuộc đàm phán đã đi đến một kết thúc thành công. Bây giờ chúng ta có một văn bản sẽ được thông qua tại Hội nghị. Tôi muốn nhấn mạnh rằng UNDP đánh giá cao sự nỗ lực của chính phủ Brazil trong các cuộc tham vấn cho ra đời Văn bản này,” Người phát ngôn UNDP nói.
Trong ngày đàm phán cuối cùng của hội nghị trù bị Rio+20, các cuộc thương lượng đã chuyển sang giai đoạn mới khi Brazil được trao trách nhiệm chủ trì các cuộc thương lượng để đạt được đồng thuận về Văn bản cuối cùng của Rio+20.
Brazil đã có vai trò quyết định thúc đẩy các sáng kiến để đạt được đồng thuận về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường - vốn là trọng tâm của các cuộc thương lượng.
Việc đạt được sự nhất trí cho Văn bản cuối cùng này với rất nhiều cam kết hành động, sẽ được đệ trình lên Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong ba ngày 20-22/6, theo đánh giá của UNDP, cho thấy những cố gắng chia sẻ và cả sự “thỏa hiệp” để đạt được mục tiêu phát triển bền vững như khẩu hiệu của Hội nghị Rio+20: Vì một tương lai nhân loại mong muốn!
“Chúng tôi nghĩ rằng văn bản có chứa rất nhiều hành động. Và, nếu hành động này được thực hiện cùng với các biện pháp tiếp theo, nó thực sự sẽ tạo ra một sự thay đổi tích cực trên phạm vi toàn cầu. Tất nhiên, tài liệu này là sản phẩm của các cuộc đàm phán chuyên sâu kéo dài. Và do đó, nó là một văn bản thỏa hiệp,” Người phát ngôn UNDP nhấn mạnh.
Tuy nhiên, UNDP cũng cho rằng tinh thần của thỏa hiệp là dấu hiệu của một sự đồng thuận tốt và điều quan trọng khi tất cả các quốc gia “cùng trên một con tàu,” thì việc tối cần thiết đó là chia sẻ một cam kết chung. “Đây là cách duy nhất để tiến về phía trước nếu chúng ta muốn hành động thúc đẩy phát triển bền vững.”
Điểm đáng chú ý trong 283 điều được nêu tại Văn bản cuối cùng về các cam kết này, các nước thành viên UNDP thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ cho các nỗ lực thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển quốc tế đã thỏa thuận, trong đó bao gồm cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015.
Trên cơ sở thừa nhận rằng hai mươi năm kể từ khi Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất vào năm 1992 cũng tại Rio de Janeiro, đã chứng kiến sự tiến bộ không đồng đều trong phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia thành viên, các bên nhấn mạnh cần phải đẩy nhanh tiến độ thu hẹp khoảng cách và tạo thêm nhiều cơ hội hơn nữa để đạt được sự phát triển bền vững thông qua tăng trưởng kinh tế và đa dạng hóa, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
“Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục duy trì một môi trường thuận lợi ở cấp quốc gia và quốc tế cũng như tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, tài chính, nợ nần, thương mại và chuyển giao công nghệ… với tinh thần đổi mới, minh bạch và trách nhiệm,” Người phát ngôn của UNDP nói.
Các nước thành viên cũng thẳng thắn nhìn nhận biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia và làm suy yếu khả năng của từng nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và nước nghèo. Cùng với đó, quá trình đô thị hóa trong bối cảnh dân số toàn cầu ngày càng tăng cubgx đặt ra một thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững.
Theo UNDP, với dân số thế giới dự kiến vượt quá 9 tỷ vào năm 2050 với ước tính khoảng hai phần ba sống ở các thành phố, đã đến lúc cần phải gia tăng những nỗ lực để đạt được sự phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo./.
“Tôi rất vui mừng thông báo rằng các cuộc đàm phán đã đi đến một kết thúc thành công. Bây giờ chúng ta có một văn bản sẽ được thông qua tại Hội nghị. Tôi muốn nhấn mạnh rằng UNDP đánh giá cao sự nỗ lực của chính phủ Brazil trong các cuộc tham vấn cho ra đời Văn bản này,” Người phát ngôn UNDP nói.
Trong ngày đàm phán cuối cùng của hội nghị trù bị Rio+20, các cuộc thương lượng đã chuyển sang giai đoạn mới khi Brazil được trao trách nhiệm chủ trì các cuộc thương lượng để đạt được đồng thuận về Văn bản cuối cùng của Rio+20.
Brazil đã có vai trò quyết định thúc đẩy các sáng kiến để đạt được đồng thuận về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường - vốn là trọng tâm của các cuộc thương lượng.
Việc đạt được sự nhất trí cho Văn bản cuối cùng này với rất nhiều cam kết hành động, sẽ được đệ trình lên Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong ba ngày 20-22/6, theo đánh giá của UNDP, cho thấy những cố gắng chia sẻ và cả sự “thỏa hiệp” để đạt được mục tiêu phát triển bền vững như khẩu hiệu của Hội nghị Rio+20: Vì một tương lai nhân loại mong muốn!
“Chúng tôi nghĩ rằng văn bản có chứa rất nhiều hành động. Và, nếu hành động này được thực hiện cùng với các biện pháp tiếp theo, nó thực sự sẽ tạo ra một sự thay đổi tích cực trên phạm vi toàn cầu. Tất nhiên, tài liệu này là sản phẩm của các cuộc đàm phán chuyên sâu kéo dài. Và do đó, nó là một văn bản thỏa hiệp,” Người phát ngôn UNDP nhấn mạnh.
Tuy nhiên, UNDP cũng cho rằng tinh thần của thỏa hiệp là dấu hiệu của một sự đồng thuận tốt và điều quan trọng khi tất cả các quốc gia “cùng trên một con tàu,” thì việc tối cần thiết đó là chia sẻ một cam kết chung. “Đây là cách duy nhất để tiến về phía trước nếu chúng ta muốn hành động thúc đẩy phát triển bền vững.”
Điểm đáng chú ý trong 283 điều được nêu tại Văn bản cuối cùng về các cam kết này, các nước thành viên UNDP thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ cho các nỗ lực thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển quốc tế đã thỏa thuận, trong đó bao gồm cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015.
Trên cơ sở thừa nhận rằng hai mươi năm kể từ khi Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất vào năm 1992 cũng tại Rio de Janeiro, đã chứng kiến sự tiến bộ không đồng đều trong phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia thành viên, các bên nhấn mạnh cần phải đẩy nhanh tiến độ thu hẹp khoảng cách và tạo thêm nhiều cơ hội hơn nữa để đạt được sự phát triển bền vững thông qua tăng trưởng kinh tế và đa dạng hóa, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
“Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục duy trì một môi trường thuận lợi ở cấp quốc gia và quốc tế cũng như tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, tài chính, nợ nần, thương mại và chuyển giao công nghệ… với tinh thần đổi mới, minh bạch và trách nhiệm,” Người phát ngôn của UNDP nói.
Các nước thành viên cũng thẳng thắn nhìn nhận biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia và làm suy yếu khả năng của từng nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và nước nghèo. Cùng với đó, quá trình đô thị hóa trong bối cảnh dân số toàn cầu ngày càng tăng cubgx đặt ra một thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững.
Theo UNDP, với dân số thế giới dự kiến vượt quá 9 tỷ vào năm 2050 với ước tính khoảng hai phần ba sống ở các thành phố, đã đến lúc cần phải gia tăng những nỗ lực để đạt được sự phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo./.
Mỹ Bình/Rio de Janeiro (Vietnam+)