Nhân Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi chính phủ các nước tăng cường các biện pháp hỗ trợ người cao tuổi do số người cao tuổi trên thế giới đang ngày càng gia tăng.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh, từ lâu, Liên hợp quốc đã đấu tranh cho các quyền của người cao tuổi, song những tiến bộ đó không đồng đều ở tất cả các nước và các khu vực trên thế giới.
Ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh HIV/AIDS, những người già thường phải chịu trách nhiệm chăm sóc các cháu bị mồ côi do AIDS.
Theo ông, đã đến lúc các nước trên thế giới cần đưa ra các biện pháp tài chính, xã hội và luật pháp nhằm giúp hàng triệu người cao tuổi thoát khỏi cảnh nghèo đói, đảm bảo quyền có cuộc sống khỏe mạnh và được tôn trọng.
Những người này đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội; các nước cần đưa ra các chương trình lương hưu cho người cao tuổi, xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử về tuổi tác và giới tính tại nơi làm việc.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Navi Pillay cũng cho rằng, với việc 2/3 số người cao tuổi trên thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chính phủ các nước cần đưa ra các chương trình lương hưu cho người già cũng như các biện pháp phù hợp trong các lĩnh vực nhà ở, y tế, giao thông, nước sạch để đảm bảo rằng họ không bị bỏ rơi và phân biệt đối xử.
Dự kiến, đến năm 2050, số người cao tuổi trên toàn thế giới sẽ tăng lên 2 tỷ người./.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh, từ lâu, Liên hợp quốc đã đấu tranh cho các quyền của người cao tuổi, song những tiến bộ đó không đồng đều ở tất cả các nước và các khu vực trên thế giới.
Ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh HIV/AIDS, những người già thường phải chịu trách nhiệm chăm sóc các cháu bị mồ côi do AIDS.
Theo ông, đã đến lúc các nước trên thế giới cần đưa ra các biện pháp tài chính, xã hội và luật pháp nhằm giúp hàng triệu người cao tuổi thoát khỏi cảnh nghèo đói, đảm bảo quyền có cuộc sống khỏe mạnh và được tôn trọng.
Những người này đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội; các nước cần đưa ra các chương trình lương hưu cho người cao tuổi, xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử về tuổi tác và giới tính tại nơi làm việc.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Navi Pillay cũng cho rằng, với việc 2/3 số người cao tuổi trên thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chính phủ các nước cần đưa ra các chương trình lương hưu cho người già cũng như các biện pháp phù hợp trong các lĩnh vực nhà ở, y tế, giao thông, nước sạch để đảm bảo rằng họ không bị bỏ rơi và phân biệt đối xử.
Dự kiến, đến năm 2050, số người cao tuổi trên toàn thế giới sẽ tăng lên 2 tỷ người./.
(TTXVN/Vietnam+)