Ngày 5/7, Liên hợp quốc đã đề nghị các nước áp đặt các sắc thuế quốc tế như thuế khí thải cácbon, thuế giao dịch tiền tệ và thuế tỷ phú để thu thêm nguồn tài chính khoảng 400 tỷ USD hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn cầu, trong bối cảnh các nước tài trợ phát triển cắt giảm mạnh nguồn tài chính hỗ trợ phát triển quốc tế do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Báo cáo “Nghiên cứu kinh tế xã hội thế giới năm 2012: Tìm nguồn tài chính mới cho phát triển” của Liên hợp quốc công bố ngày 5/7 cho biết do các nước tài trợ phát triển quốc tế cắt giảm nguồn tài chính viện trợ phát triển cũng như các nguồn tài chính cam kết khác, nguồn tài chính hỗ trợ phát triển toàn cầu năm 2011 đã giảm 167 tỷ USD. Mặc dù các nước tài trợ phải thực hiện các cam kết của họ nhưng đã đến lúc thế giới phải tìm các nguồn tài chính khác nữa để tài trợ các nhu cầu phát triển và các thách thức toàn cầu khác đang tăng lên như biến đổi khí hậu.
Giám đốc phân tích và chính sách phát triển của Liên hợp quốc Rob Vos, tác giả của báo cáo, nhấn mạnh các sáng kiến hiện hành tìm nguồn tài chính để tài trợ các chương trình ở các nước đang phát triển đã thành công, nhưng giới hạn tăng nguồn tài chính từ các sáng kiến này đã bão hòa và không thể đáp ứng nhu cầu tài trợ phát triển trong các thập kỷ sắp tới. Nhu cầu tìm nguồn tài chính bổ sung đã trở nên cấp thiết.
Các cơ chế mới để gây quỹ được đề nghị trong báo cáo bao gồm thuế đánh vào khí thải điôxít cácbon (CO2) ở các nước phát triển; thuế giao dịch tiền tệ 0,005% được thu nhằm vào bốn đồng tiền quốc tế chủ yếu là đồng đôla Mỹ, ơrô châu Âu, yên Nhật Bản và bảng Anh; thuế giao dịch tài chính được Liên minh châu Âu đề nghị. Các sắc thuế mới này sẽ thu được hàng năm lần lượt là 250 tỷ USD, 40 tỷ USD và 71 tỷ USD.
Ông Rob Vos cho rằng ba sắc thuế mới này sẽ làm cho nền kinh tế năng động hơn vì giúp thúc đẩy tăng trưởng xanh và giảm bất ổn định thị trường tài chính. Đồng thời, các cơ chế tài chính mới này cũng giúp các nước tài trợ phát triển thực hiện được cam kết tài trợ của họ vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu. Thuế giao dịch tài chính làm giảm lợi nhuận và như vậy khuyến khích tần số buôn bán tăng lên giúp ổn định các thị trường vốn.
Thuế này không đánh vào các khách hàng phi tài chính và chỉ rơi vào các khu vực hiện không phải chịu mức thuế cao. Thuế giao dịch tài chính và tiền tệ khả thi về kỹ thuật và hợp lý về kinh tế để có thể cung cấp phương tiện tài chính đáp ứng nhu cầu tài chính phát triển toàn cầu.
Liên hợp quốc nêu rõ rằng Liên hợp quốc không có quyền cũng như không có cơ chế để áp đặt thuế quốc tế nhưng kêu gọi 193 nước thành viên thực thi các cơ chế thuế quốc tế mới này. Đây là lĩnh vực thuộc quyền hạn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mà Liên hợp quốc chỉ đóng vai trò người đề xuất.
Để thực hiện cơ chế tài chính mới này cần một hiệp định quốc tế và ý chí chính trị tương xứng cả thu thuế và đảm bảo phân phối nguồn thu cho các nhu cầu phát triển. Báo cáo của Liên hợp quốc cũng nêu đề xuất rằng việc phân phối đều kỳ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF và sử dụng nguồn SDR nhàn rỗi có thể đem lại 100 tỷ USD hàng năm để mua các tài sản dài hạn sau đó sử dụng cho các mục tiêu tài trợ phát triển./.
Báo cáo “Nghiên cứu kinh tế xã hội thế giới năm 2012: Tìm nguồn tài chính mới cho phát triển” của Liên hợp quốc công bố ngày 5/7 cho biết do các nước tài trợ phát triển quốc tế cắt giảm nguồn tài chính viện trợ phát triển cũng như các nguồn tài chính cam kết khác, nguồn tài chính hỗ trợ phát triển toàn cầu năm 2011 đã giảm 167 tỷ USD. Mặc dù các nước tài trợ phải thực hiện các cam kết của họ nhưng đã đến lúc thế giới phải tìm các nguồn tài chính khác nữa để tài trợ các nhu cầu phát triển và các thách thức toàn cầu khác đang tăng lên như biến đổi khí hậu.
Giám đốc phân tích và chính sách phát triển của Liên hợp quốc Rob Vos, tác giả của báo cáo, nhấn mạnh các sáng kiến hiện hành tìm nguồn tài chính để tài trợ các chương trình ở các nước đang phát triển đã thành công, nhưng giới hạn tăng nguồn tài chính từ các sáng kiến này đã bão hòa và không thể đáp ứng nhu cầu tài trợ phát triển trong các thập kỷ sắp tới. Nhu cầu tìm nguồn tài chính bổ sung đã trở nên cấp thiết.
Các cơ chế mới để gây quỹ được đề nghị trong báo cáo bao gồm thuế đánh vào khí thải điôxít cácbon (CO2) ở các nước phát triển; thuế giao dịch tiền tệ 0,005% được thu nhằm vào bốn đồng tiền quốc tế chủ yếu là đồng đôla Mỹ, ơrô châu Âu, yên Nhật Bản và bảng Anh; thuế giao dịch tài chính được Liên minh châu Âu đề nghị. Các sắc thuế mới này sẽ thu được hàng năm lần lượt là 250 tỷ USD, 40 tỷ USD và 71 tỷ USD.
Ông Rob Vos cho rằng ba sắc thuế mới này sẽ làm cho nền kinh tế năng động hơn vì giúp thúc đẩy tăng trưởng xanh và giảm bất ổn định thị trường tài chính. Đồng thời, các cơ chế tài chính mới này cũng giúp các nước tài trợ phát triển thực hiện được cam kết tài trợ của họ vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu. Thuế giao dịch tài chính làm giảm lợi nhuận và như vậy khuyến khích tần số buôn bán tăng lên giúp ổn định các thị trường vốn.
Thuế này không đánh vào các khách hàng phi tài chính và chỉ rơi vào các khu vực hiện không phải chịu mức thuế cao. Thuế giao dịch tài chính và tiền tệ khả thi về kỹ thuật và hợp lý về kinh tế để có thể cung cấp phương tiện tài chính đáp ứng nhu cầu tài chính phát triển toàn cầu.
Liên hợp quốc nêu rõ rằng Liên hợp quốc không có quyền cũng như không có cơ chế để áp đặt thuế quốc tế nhưng kêu gọi 193 nước thành viên thực thi các cơ chế thuế quốc tế mới này. Đây là lĩnh vực thuộc quyền hạn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mà Liên hợp quốc chỉ đóng vai trò người đề xuất.
Để thực hiện cơ chế tài chính mới này cần một hiệp định quốc tế và ý chí chính trị tương xứng cả thu thuế và đảm bảo phân phối nguồn thu cho các nhu cầu phát triển. Báo cáo của Liên hợp quốc cũng nêu đề xuất rằng việc phân phối đều kỳ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF và sử dụng nguồn SDR nhàn rỗi có thể đem lại 100 tỷ USD hàng năm để mua các tài sản dài hạn sau đó sử dụng cho các mục tiêu tài trợ phát triển./.
(TTXVN)