Ngày 1/12, tại diễn đàn Hội nghị cấp cao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở thủ đô Astana của Kazakhstan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi hành động chung giữa Liên hợp quốc và cơ quan an ninh lớn nhất thế giới này trong các lĩnh vực an ninh và phát triển.
Ông Ban Ki-moon đã đề xuất chương trình hợp tác hành động bốn điểm giữa Liên hợp quốc và OSCE, bao gồm bốn trụ cột là duy trì hòa bình; đảm bảo các quyền con người và các quyền tự do căn bản; phát triển bền vững; kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến hạt nhân.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh Liên hợp quốc và OSCE cùng nhất trí rằng an ninh không phải là một khái niệm hẹp, mà phải đề cập đến tất cả các khía cạnh để có thể tiếp cận toàn diện trong bối cảnh thế giới ngày càng nối kết, phức tạp và toàn cầu hóa. Liên hợp quốc cùng với OSCE cần nỗ lực làm cho thế giới ngày càng an toàn hơn, công bằng hơn và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa Liên hợp quốc và OSCE đã giúp ổn định tình hình ở Kyrgyzstan đầu năm nay và kêu gọi OSCE thúc đẩy vai trò hàng đầu hỗ trợ chương trình quốc gia của Afghanistan và các ưu tiên đảm bảo quá trình chuyển tiếp ở nước này là bền vững, không thể đảo ngược. Ông cũng kêu gọi OSCE thúc đẩy các cuộc bầu cử tự do và công bằng cũng như các tiến trình dân chủ trong khu vực.
Trong lĩnh vực phát triển bền vững, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu bật tầm quan trọng của tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc và OSCE tăng cường các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, ngăn chặn những thảm họa do con người gây ra như thảm họa khô cạn biển Aran cũng như các nguy cơ về an ninh khác.
Hội nghị cấp cao OSCE ở Astana là hội nghị cấp cao đầu tiên của OSCE trong vòng 11 năm qua. OSCE là tổ chức an ninh lớn nhất thế giới gồm 56 quốc gia thành viên trải dài từ Mỹ đến châu Âu và Trung Á./.
Ông Ban Ki-moon đã đề xuất chương trình hợp tác hành động bốn điểm giữa Liên hợp quốc và OSCE, bao gồm bốn trụ cột là duy trì hòa bình; đảm bảo các quyền con người và các quyền tự do căn bản; phát triển bền vững; kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến hạt nhân.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh Liên hợp quốc và OSCE cùng nhất trí rằng an ninh không phải là một khái niệm hẹp, mà phải đề cập đến tất cả các khía cạnh để có thể tiếp cận toàn diện trong bối cảnh thế giới ngày càng nối kết, phức tạp và toàn cầu hóa. Liên hợp quốc cùng với OSCE cần nỗ lực làm cho thế giới ngày càng an toàn hơn, công bằng hơn và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa Liên hợp quốc và OSCE đã giúp ổn định tình hình ở Kyrgyzstan đầu năm nay và kêu gọi OSCE thúc đẩy vai trò hàng đầu hỗ trợ chương trình quốc gia của Afghanistan và các ưu tiên đảm bảo quá trình chuyển tiếp ở nước này là bền vững, không thể đảo ngược. Ông cũng kêu gọi OSCE thúc đẩy các cuộc bầu cử tự do và công bằng cũng như các tiến trình dân chủ trong khu vực.
Trong lĩnh vực phát triển bền vững, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu bật tầm quan trọng của tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc và OSCE tăng cường các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, ngăn chặn những thảm họa do con người gây ra như thảm họa khô cạn biển Aran cũng như các nguy cơ về an ninh khác.
Hội nghị cấp cao OSCE ở Astana là hội nghị cấp cao đầu tiên của OSCE trong vòng 11 năm qua. OSCE là tổ chức an ninh lớn nhất thế giới gồm 56 quốc gia thành viên trải dài từ Mỹ đến châu Âu và Trung Á./.
(TTXVN/Vietnam+)