Liên hợp quốc đã thúc đẩy một sáng kiến mới, trong đó sử dụng các dữ kiện thời gian thực và công nghệ mới để phát hiện sớm, giám sát và xử lý các cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu.
Sáng kiến đổi mới "Nhịp đập toàn cầu" được đề xuất sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 và được Liên hợp quốc thúc đẩy sẽ giúp các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới nhận thức rõ tác động của khủng hoảng khi còn đang tiềm ẩn, giúp các nước cũng như Liên hợp quốc hành động kịp thời để hướng các tiến bộ phát triển đúng hướng, bảo vệ các thành tựu phát triển.
Sáng kiến này đóng vai trò như phòng thực nghiệm đổi mới, tập hợp các tri thức và kỹ năng từ bên trong cũng như bên ngoài Liên hợp quốc để các tiến bộ mới nhất trong khoa học dữ liệu và công nghệ có thể hỗ trợ các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách và phản ứng hiệu quả trước các tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.
Công cụ và công nghệ mới này sẽ bổ sung cho các hệ thống hiện hành đang được Liên hợp quốc sử dụng để giám sát khủng hoảng và theo dõi sự phát triển toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh khả năng to lớn của Liên hợp quốc trong việc ứng dụng công nghệ mới này để giúp các nước thành viên Liên hợp quốc, đặc biệt là các nước đang phát triển, bảo vệ các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương trước các cơn sốc kinh tế-xã hội từ bên ngoài.
Giám đốc sáng kiến "Nhịp đập toàn cầu" Robert Kirkpatrick khẳng định sự tham gia của các nước thành viên Liên hợp quốc đóng vai trò quyết định để thực hiện sáng kiến thành công. Nhiều nhân tố đổi mới của sáng kiến xuất phát từ thế giới đang phát triển, vì vậy, sáng kiến này cần có sự hợp tác của các nước thành viên Liên hợp quốc./.
Sáng kiến đổi mới "Nhịp đập toàn cầu" được đề xuất sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 và được Liên hợp quốc thúc đẩy sẽ giúp các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới nhận thức rõ tác động của khủng hoảng khi còn đang tiềm ẩn, giúp các nước cũng như Liên hợp quốc hành động kịp thời để hướng các tiến bộ phát triển đúng hướng, bảo vệ các thành tựu phát triển.
Sáng kiến này đóng vai trò như phòng thực nghiệm đổi mới, tập hợp các tri thức và kỹ năng từ bên trong cũng như bên ngoài Liên hợp quốc để các tiến bộ mới nhất trong khoa học dữ liệu và công nghệ có thể hỗ trợ các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách và phản ứng hiệu quả trước các tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.
Công cụ và công nghệ mới này sẽ bổ sung cho các hệ thống hiện hành đang được Liên hợp quốc sử dụng để giám sát khủng hoảng và theo dõi sự phát triển toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh khả năng to lớn của Liên hợp quốc trong việc ứng dụng công nghệ mới này để giúp các nước thành viên Liên hợp quốc, đặc biệt là các nước đang phát triển, bảo vệ các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương trước các cơn sốc kinh tế-xã hội từ bên ngoài.
Giám đốc sáng kiến "Nhịp đập toàn cầu" Robert Kirkpatrick khẳng định sự tham gia của các nước thành viên Liên hợp quốc đóng vai trò quyết định để thực hiện sáng kiến thành công. Nhiều nhân tố đổi mới của sáng kiến xuất phát từ thế giới đang phát triển, vì vậy, sáng kiến này cần có sự hợp tác của các nước thành viên Liên hợp quốc./.
(TTXVN/Vietnam+)