Ngày 4/12, tại phiên họp toàn thể, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc thế giới tăng cường các động lực thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) đúng hạn vào năm 2015.
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thảo luận các biện pháp tăng cường hiệu lực của Liên hợp quốc để đảm bảo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này tiếp tục phát huy các thành tựu 2 thập kỷ cam kết phát triển và giải quyết các thách thức trong phát triển như bất bình đẳng xã hội, bất ổn định kinh tế và suy thoái môi trường.
Các nước thành viên Liên hợp quốc đã tập trung thảo luận các biện pháp tăng cường năng lực dân sự ở các nước sau xung đột để thúc đẩy tiến trình thực hiện các MDG vào năm 2015 và chương trình nghị sự phát triển toàn cầu sau năm 2015.
Các nước đang phát triển nhấn mạnh trong khi cộng đồng thế giới cần dành nhiều nguồn lực hơn nữa để đạt được các MDG trong thời hạn 4 năm tới, các nước phát triển đã viện lý do suy thoái kinh tế thế giới để không thực hiện các cam kết tăng Viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững năm 2012 (Rio+20) sẽ là cơ hội hiếm có để tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc nâng cao sức mạnh chính trị, tạo ra các động lực mới thúc đẩy nhanh hơn tiến trình thực hiện các MDG.
Thay đổi các mô hình tiêu dùng ở các nước phương Bắc và tăng cường trật tự tài chính bình đẳng hơn trên toàn cầu sẽ thúc đẩy tiến trình này.
Cho dù các MDG có thể không được thực hiện thành công ở nhiều nước đúng hạn vào năm 2015, phát triển bền vững vẫn luôn phải ở vị trí trung tâm của chương trình nghị sự phát triển của Liên hợp quốc sau năm 2015.
Hội nghị Rio+20 có thể là điểm khởi đầu cho tiến trình phát triển toàn cầu sau năm 2015, trong đó 3 trụ cột của phát triển bền vững là bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và bình đẳng xã hội luôn là mục tiêu của phát triển sau năm 2015.
Đại diện các nước thành viên Liên hợp quốc cũng cho rằng một trong những biện pháp sống còn để tăng cường vai trò trong giải quyết các vấn đề toàn cầu là thông qua khắc phục khẩn cấp sự bất cập hiện nay của Liên hợp quốc trong việc xác định, triển khai và sử dụng hiệu quả các kỹ năng dân sự trong lĩnh vực kiến tạo hoà bình sau xung đột./.
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thảo luận các biện pháp tăng cường hiệu lực của Liên hợp quốc để đảm bảo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này tiếp tục phát huy các thành tựu 2 thập kỷ cam kết phát triển và giải quyết các thách thức trong phát triển như bất bình đẳng xã hội, bất ổn định kinh tế và suy thoái môi trường.
Các nước thành viên Liên hợp quốc đã tập trung thảo luận các biện pháp tăng cường năng lực dân sự ở các nước sau xung đột để thúc đẩy tiến trình thực hiện các MDG vào năm 2015 và chương trình nghị sự phát triển toàn cầu sau năm 2015.
Các nước đang phát triển nhấn mạnh trong khi cộng đồng thế giới cần dành nhiều nguồn lực hơn nữa để đạt được các MDG trong thời hạn 4 năm tới, các nước phát triển đã viện lý do suy thoái kinh tế thế giới để không thực hiện các cam kết tăng Viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững năm 2012 (Rio+20) sẽ là cơ hội hiếm có để tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc nâng cao sức mạnh chính trị, tạo ra các động lực mới thúc đẩy nhanh hơn tiến trình thực hiện các MDG.
Thay đổi các mô hình tiêu dùng ở các nước phương Bắc và tăng cường trật tự tài chính bình đẳng hơn trên toàn cầu sẽ thúc đẩy tiến trình này.
Cho dù các MDG có thể không được thực hiện thành công ở nhiều nước đúng hạn vào năm 2015, phát triển bền vững vẫn luôn phải ở vị trí trung tâm của chương trình nghị sự phát triển của Liên hợp quốc sau năm 2015.
Hội nghị Rio+20 có thể là điểm khởi đầu cho tiến trình phát triển toàn cầu sau năm 2015, trong đó 3 trụ cột của phát triển bền vững là bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và bình đẳng xã hội luôn là mục tiêu của phát triển sau năm 2015.
Đại diện các nước thành viên Liên hợp quốc cũng cho rằng một trong những biện pháp sống còn để tăng cường vai trò trong giải quyết các vấn đề toàn cầu là thông qua khắc phục khẩn cấp sự bất cập hiện nay của Liên hợp quốc trong việc xác định, triển khai và sử dụng hiệu quả các kỹ năng dân sự trong lĩnh vực kiến tạo hoà bình sau xung đột./.
(TTXVN/Vietnam+)