Ngày 8/6, cơ quan đa phương lớn nhất hành tinh này đã kêu gọi thế giới thúc đẩy hơn nữa cuộc chiến chống sa mạc hóa trên toàn cầu nhân Ngày Thế giới chống sa mạc hóa 17/6.
Sa mạc hóa được coi là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại do tác động khổng lồ của nó đối với cuộc sống con người và môi trường.
Chủ đề Ngày Thế giới chống sa mạc hóa năm nay là "Làm giàu đất đai ở bất cứ đâu đều giúp tăng cường cuộc sống ở mọi nơi."
Hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đang làm tăng tốc độ sa mạc hóa, làm suy thoái các hệ sinh thái các vùng đất khô.
Sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán đang tác động nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của các sinh vật sống trong đất.
Đặc biệt, hiện tượng sa mạc hóa đã làm trầm trọng hơn tình trạng đói nghèo ở các nước vốn đã nghèo khổ và không thể chịu được những tổn thất lớn về nông nghiệp.
191 quốc gia đã tham gia Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy các hành động hiệu quả thông qua các chương trình sáng tạo và các quan hệ đối tác quốc tế toàn diện.
Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp (IFAD) của Liên hợp quốc là đối tác tích cực của UNCCD trong cuộc chiến chống sa mạc hóa, quỹ này đã mở rộng các chương trình đầu tư, viện trợ và các sáng kiến chính sách để thúc đẩy quản lý đất đai bền vững và các nguồn tài nguyên để chống tình trạng sa mạc hóa.
Cơ chế toàn cầu và Liên minh đất quốc tế là 2 cơ quan của Liên hợp quốc thúc đẩy tài trợ để tăng cường quản lý đất đai, phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững, hỗ trợ nông dân nghèo có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai thông qua các quan hệ liên minh và hợp tác với các đối tác phát triển nhằm nâng cao hiệu quả chống sa mạc hóa trên toàn cầu./.
Sa mạc hóa được coi là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại do tác động khổng lồ của nó đối với cuộc sống con người và môi trường.
Chủ đề Ngày Thế giới chống sa mạc hóa năm nay là "Làm giàu đất đai ở bất cứ đâu đều giúp tăng cường cuộc sống ở mọi nơi."
Hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đang làm tăng tốc độ sa mạc hóa, làm suy thoái các hệ sinh thái các vùng đất khô.
Sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán đang tác động nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của các sinh vật sống trong đất.
Đặc biệt, hiện tượng sa mạc hóa đã làm trầm trọng hơn tình trạng đói nghèo ở các nước vốn đã nghèo khổ và không thể chịu được những tổn thất lớn về nông nghiệp.
191 quốc gia đã tham gia Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy các hành động hiệu quả thông qua các chương trình sáng tạo và các quan hệ đối tác quốc tế toàn diện.
Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp (IFAD) của Liên hợp quốc là đối tác tích cực của UNCCD trong cuộc chiến chống sa mạc hóa, quỹ này đã mở rộng các chương trình đầu tư, viện trợ và các sáng kiến chính sách để thúc đẩy quản lý đất đai bền vững và các nguồn tài nguyên để chống tình trạng sa mạc hóa.
Cơ chế toàn cầu và Liên minh đất quốc tế là 2 cơ quan của Liên hợp quốc thúc đẩy tài trợ để tăng cường quản lý đất đai, phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững, hỗ trợ nông dân nghèo có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai thông qua các quan hệ liên minh và hợp tác với các đối tác phát triển nhằm nâng cao hiệu quả chống sa mạc hóa trên toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)