Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 13/7, tại Hội nghị Liên hợp quốc thảo luận hiệp ước buôn bán vũ khí đang diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, nhiều nước đã lên tiếng cảnh báo chế độ kiểm soát buôn bán vũ khí hiện hành trên thế giới không mang lại hiệu quả.
Trong thông điệp gửi hội nghị, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf nhấn mạnh bất chấp các lệnh cấm vận vũ khí của khu vực và Liên hợp quốc áp đặt đối với Liberia và nhiều nước khác, "cơn lũ" vũ khí đạn dược trị giá 2,2 tỷ USD vẫn ào ạt đổ đến các nước này là một bằng chứng cho thấy sự bất lực của thế giới trước nạn buôn bán trái phép các loại vũ khí.
Kinh nghiệm của các nước châu Phi cũng như nhiều nước ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy nếu thế giới không có một hiệp ước buôn bán vũ khí có hiệu lực mạnh mẽ, tình trạng bạo lực vũ trang và chiến tranh không những không chấm dứt mà còn gia tăng nhờ sự tiếp sức của các phi vụ buôn bán bất hợp pháp và chuyển giao vũ khí vô trách nhiệm. Việc lưu thông không thể kiểm soát của các loại vũ khí nhỏ và nhẹ đang là thách thức lớn đối với an ninh quốc tế.
Tại hội nghị, các đại diện châu Phi nêu rõ những số liệu thiệt hại về người và của do các cuộc xung đột ở châu Phi hàng năm gây kinh hoàng cả thế giới. Các cuộc xung đột ở lục địa Đen đã tiêu tốn ít nhất 18 tỷ USD hàng năm. Các đại diện cho rằng bảo vệ dân thường, cơ sở hạ tầng và xã hội dân sự, đặc biệt ở các nước nghèo, là trách nhiệm và nghĩa vụ của các chính phủ. Việc tuân thủ các quy chế buôn bán vũ khí thông thường trong một hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí phù hợp với lợi ích của tất cả các nước.
Đại diện nhiều nước đang phát triển cũng nhấn mạnh hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí đã trở thành nhu cầu cấp thiết đòi hỏi tất cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu vũ khí thông thường phải tuân thủ nghiêm túc, đồng thời cần được thực hiện minh bạch và không ảnh hưởng đến an ninh chính đáng của các nước. Do đó, hiệp ước phải rõ ràng, các tiêu chuẩn chuyển giao vũ khí phải minh bạch, khách quan và dễ kiểm soát. Hiệp ước phải là công cụ mạnh của thế giới chống lại việc buôn bán bất hợp pháp các loại vũ khí thông thường.
Cộng đồng quốc tế cần tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế cũng như nền pháp trị thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có trách nhiệm về buôn bán vũ khí, nhưng phải tôn trọng quyền tự vệ chính đáng của các nước. Các nước xuất khẩu vũ khí phải có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vũ khí thông thường vào các mục đích chính đáng để tránh những vũ khí này rơi vào tay các tổ chức tội phạm hoặc được sử dụng bất hợp pháp trong các cuộc xung đột. Hiệp ước phải bao quát tất cả các loại vũ khí thông thường, bao gồm vũ khí nhỏ và nhẹ, đạn dược cũng như song hành với các cơ chế kiểm soát khách quan và minh bạch.
Để Hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí được thực hiện thành công, đại diện nhiều nước nhấn mạnh nhu cầu hợp tác và trợ giúp quốc tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, về chuẩn hóa các hoạt động quân sự, buôn bán vũ khí, xây dựng năng lực và trao đổi thông tin và công nghệ.
Mỗi nước đều được quyền xuất khẩu hoặc nhập khẩu vũ khí trong phạm vi điều chỉnh của hiệp ước nếu việc chuyển giao vũ khí này không vi phạm các quyền con người và luật nhân đạo quốc tế cũng như không gây tổn hại an ninh của các nước khác./.
Trong thông điệp gửi hội nghị, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf nhấn mạnh bất chấp các lệnh cấm vận vũ khí của khu vực và Liên hợp quốc áp đặt đối với Liberia và nhiều nước khác, "cơn lũ" vũ khí đạn dược trị giá 2,2 tỷ USD vẫn ào ạt đổ đến các nước này là một bằng chứng cho thấy sự bất lực của thế giới trước nạn buôn bán trái phép các loại vũ khí.
Kinh nghiệm của các nước châu Phi cũng như nhiều nước ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy nếu thế giới không có một hiệp ước buôn bán vũ khí có hiệu lực mạnh mẽ, tình trạng bạo lực vũ trang và chiến tranh không những không chấm dứt mà còn gia tăng nhờ sự tiếp sức của các phi vụ buôn bán bất hợp pháp và chuyển giao vũ khí vô trách nhiệm. Việc lưu thông không thể kiểm soát của các loại vũ khí nhỏ và nhẹ đang là thách thức lớn đối với an ninh quốc tế.
Tại hội nghị, các đại diện châu Phi nêu rõ những số liệu thiệt hại về người và của do các cuộc xung đột ở châu Phi hàng năm gây kinh hoàng cả thế giới. Các cuộc xung đột ở lục địa Đen đã tiêu tốn ít nhất 18 tỷ USD hàng năm. Các đại diện cho rằng bảo vệ dân thường, cơ sở hạ tầng và xã hội dân sự, đặc biệt ở các nước nghèo, là trách nhiệm và nghĩa vụ của các chính phủ. Việc tuân thủ các quy chế buôn bán vũ khí thông thường trong một hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí phù hợp với lợi ích của tất cả các nước.
Đại diện nhiều nước đang phát triển cũng nhấn mạnh hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí đã trở thành nhu cầu cấp thiết đòi hỏi tất cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu vũ khí thông thường phải tuân thủ nghiêm túc, đồng thời cần được thực hiện minh bạch và không ảnh hưởng đến an ninh chính đáng của các nước. Do đó, hiệp ước phải rõ ràng, các tiêu chuẩn chuyển giao vũ khí phải minh bạch, khách quan và dễ kiểm soát. Hiệp ước phải là công cụ mạnh của thế giới chống lại việc buôn bán bất hợp pháp các loại vũ khí thông thường.
Cộng đồng quốc tế cần tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế cũng như nền pháp trị thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có trách nhiệm về buôn bán vũ khí, nhưng phải tôn trọng quyền tự vệ chính đáng của các nước. Các nước xuất khẩu vũ khí phải có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vũ khí thông thường vào các mục đích chính đáng để tránh những vũ khí này rơi vào tay các tổ chức tội phạm hoặc được sử dụng bất hợp pháp trong các cuộc xung đột. Hiệp ước phải bao quát tất cả các loại vũ khí thông thường, bao gồm vũ khí nhỏ và nhẹ, đạn dược cũng như song hành với các cơ chế kiểm soát khách quan và minh bạch.
Để Hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí được thực hiện thành công, đại diện nhiều nước nhấn mạnh nhu cầu hợp tác và trợ giúp quốc tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, về chuẩn hóa các hoạt động quân sự, buôn bán vũ khí, xây dựng năng lực và trao đổi thông tin và công nghệ.
Mỗi nước đều được quyền xuất khẩu hoặc nhập khẩu vũ khí trong phạm vi điều chỉnh của hiệp ước nếu việc chuyển giao vũ khí này không vi phạm các quyền con người và luật nhân đạo quốc tế cũng như không gây tổn hại an ninh của các nước khác./.
(TTXVN)