Công ty dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) cho biết nước này đang bắt đầu khôi phục các hoạt động khai thác dầu khí và dự kiến nâng sản lượng khai thác dầu thô lên 1,4 triệu thùng/ngày và khí đốt tự nhiên đạt 2,3 triệu m3/ngày.
Tuy nhiên sản lượng khai thác dầu khí của quốc gia Bắc Phi này có thể vẫn thấp hơn nhiều so với trước khi xảy ra cuộc lật đổ chế độ của cố tổng thống Muammar Gaddafi.
Hiện nay, phần lớn các dự án dầu khí liên doanh giữa NOC với các nhà đầu tư nước ngoài trước đây đã bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng nhiều khu mỏ, thiết bị khai thác và cơ sở hạ tầng phục vụ ngành dầu khí, nhất là hệ thống đường ống dẫn dầu, đã bị phá hủy và hư hỏng nhiều trong cuộc nội chiến vừa qua.
Theo các chuyên gia dầu khí khu vực và quốc tế, Libya phải mất một thời gian dài và nguồn vốn đầu tư khổng lồ mới có thể đưa ngành công nghiệp mũi nhọn này phục hồi.
Trước đây kinh tế Libya phụ thuộc chủ yếu vào ngành dầu khí với kim ngạch xuất khẩu vàng đen chiếm gần như toàn bộ kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 25% GDP.
Nhờ các nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí và dân số ít, nên Libya đã trở thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao nhất châu Phi.
Tuy nhiên, sau nhiều năm bị phương Tây cấm vận kinh tế và nhiều chính sách kinh tế vĩ mô "duy ý chí" kinh tế quốc gia châu Phi này đã phát triển thiếu bền vững và xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn do phụ thuộc quá nhiều vào ngành dầu khí và đầu tư nước ngoài./.
Tuy nhiên sản lượng khai thác dầu khí của quốc gia Bắc Phi này có thể vẫn thấp hơn nhiều so với trước khi xảy ra cuộc lật đổ chế độ của cố tổng thống Muammar Gaddafi.
Hiện nay, phần lớn các dự án dầu khí liên doanh giữa NOC với các nhà đầu tư nước ngoài trước đây đã bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng nhiều khu mỏ, thiết bị khai thác và cơ sở hạ tầng phục vụ ngành dầu khí, nhất là hệ thống đường ống dẫn dầu, đã bị phá hủy và hư hỏng nhiều trong cuộc nội chiến vừa qua.
Theo các chuyên gia dầu khí khu vực và quốc tế, Libya phải mất một thời gian dài và nguồn vốn đầu tư khổng lồ mới có thể đưa ngành công nghiệp mũi nhọn này phục hồi.
Trước đây kinh tế Libya phụ thuộc chủ yếu vào ngành dầu khí với kim ngạch xuất khẩu vàng đen chiếm gần như toàn bộ kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 25% GDP.
Nhờ các nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí và dân số ít, nên Libya đã trở thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao nhất châu Phi.
Tuy nhiên, sau nhiều năm bị phương Tây cấm vận kinh tế và nhiều chính sách kinh tế vĩ mô "duy ý chí" kinh tế quốc gia châu Phi này đã phát triển thiếu bền vững và xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn do phụ thuộc quá nhiều vào ngành dầu khí và đầu tư nước ngoài./.
Mạnh Hùng (TTXVN)