Phái đoàn Libya tại Liên hợp quốc ngày 10/3 đã kêu gọi Thụy Sĩ hủy bỏ lệnh cấm nhập cảnh vào Thụy Sĩ đối với 188 người Libya, trong đó có nhà lãnh đạo Moamer Kadhafi, các thành viên gia đình ông và nhiều quan chức cấp cao trong chính phủ nước này.
Đại sứ Libya tại Liên hợp quốc A.Mohammad Shalgham đề nghị Bern hủy bỏ "danh sách đen" gồm 188 người Libya nói trên và cho biết Tripoli mong muốn có một giải pháp để giải quyết mọi tranh cãi ngoại giao với Thụy Sĩ và sẵn sàng chấp nhận mọi phán quyết của ban hòa giải.
Ông cho biết khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước đã ảnh hưởng tới quan hệ thương mại của Libya với các nước bạn hàng ở Liên minh châu Âu (EU) do lệnh cấm nhập cảnh qua lại giữa hai bên.
Thụy Sĩ thuộc khu vực tự do đi lại (miễn thị thực) Senghen gồm 25 nước châu Âu, do vậy, 188 người trong lệnh cấm của Thụy Sĩ cũng không thể đến bất cứ nước nào trong khu vực này; trong đó có Pháp, Đức và Italy. Tripoli vừa qua cũng đã ngừng cấp thị thực cho công dân 25 nước này.
Ông Shalgham cho biết hậu quả của việc này là vừa qua, hơn 50 phái đoàn từ các nước Senghen muốn tới Libya để tìm kiếm các hợp đồng dầu mỏ mới đã không thể vào nước này.
Quan hệ ngoại giao giữa Libya và Thụy Sĩ trở nên căng thẳng từ tháng 7/2008, khi cảnh sát Thụy Sĩ bắt giữ con trai và con dâu của Tổng thống Kadhafi vì tội hành hung nhân viên khách sạn ở Geneva. Sau sự việc này, Chính phủ Thụy Sĩ đã lập "danh sách đen" những đối tượng không được nhập cảnh Thụy Sĩ.
Libya đã có một loạt động thái được xem là để "trả đũa" như cắt cung cấp dầu mỏ cho Thụy Sĩ, rút nhiều tài khoản trị giá hàng tỷ USD từ các ngân hàng Thụy Sĩ. Nhà chức trách Libya cũng bắt giữ và tịch thu hộ chiếu hai thương gia Thụy Sĩ về tội lưu lại Tripoli quá hạn thị thực cho phép và có hoạt động kinh doanh trái phép.
Tổng thống Kadhafi thậm chí còn kêu gọi "Thánh chiến" chống Bern, sau khi Chính phủ Thụy Sĩ thông qua lệnh cấm xây dựng các tháp thánh đường Hồi giáo tại nước này; và cũng kêu gọi tẩy chay hàng hóa, các phương tiện giao thông như máy bay và tàu thủy của Thụy Sĩ và thậm chí cả đại sứ quán của nước này.
Trong diễn biến liên quan, ngày 10/3, một quan chức Tây Ban Nha cho biết ngoại trưởng nước này đã gặp Tổng thống Kadhafi bên lề một cuộc họp ở Tripoli để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Libya và Thụy Sĩ. Tây Ban Nha hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU./.
Đại sứ Libya tại Liên hợp quốc A.Mohammad Shalgham đề nghị Bern hủy bỏ "danh sách đen" gồm 188 người Libya nói trên và cho biết Tripoli mong muốn có một giải pháp để giải quyết mọi tranh cãi ngoại giao với Thụy Sĩ và sẵn sàng chấp nhận mọi phán quyết của ban hòa giải.
Ông cho biết khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước đã ảnh hưởng tới quan hệ thương mại của Libya với các nước bạn hàng ở Liên minh châu Âu (EU) do lệnh cấm nhập cảnh qua lại giữa hai bên.
Thụy Sĩ thuộc khu vực tự do đi lại (miễn thị thực) Senghen gồm 25 nước châu Âu, do vậy, 188 người trong lệnh cấm của Thụy Sĩ cũng không thể đến bất cứ nước nào trong khu vực này; trong đó có Pháp, Đức và Italy. Tripoli vừa qua cũng đã ngừng cấp thị thực cho công dân 25 nước này.
Ông Shalgham cho biết hậu quả của việc này là vừa qua, hơn 50 phái đoàn từ các nước Senghen muốn tới Libya để tìm kiếm các hợp đồng dầu mỏ mới đã không thể vào nước này.
Quan hệ ngoại giao giữa Libya và Thụy Sĩ trở nên căng thẳng từ tháng 7/2008, khi cảnh sát Thụy Sĩ bắt giữ con trai và con dâu của Tổng thống Kadhafi vì tội hành hung nhân viên khách sạn ở Geneva. Sau sự việc này, Chính phủ Thụy Sĩ đã lập "danh sách đen" những đối tượng không được nhập cảnh Thụy Sĩ.
Libya đã có một loạt động thái được xem là để "trả đũa" như cắt cung cấp dầu mỏ cho Thụy Sĩ, rút nhiều tài khoản trị giá hàng tỷ USD từ các ngân hàng Thụy Sĩ. Nhà chức trách Libya cũng bắt giữ và tịch thu hộ chiếu hai thương gia Thụy Sĩ về tội lưu lại Tripoli quá hạn thị thực cho phép và có hoạt động kinh doanh trái phép.
Tổng thống Kadhafi thậm chí còn kêu gọi "Thánh chiến" chống Bern, sau khi Chính phủ Thụy Sĩ thông qua lệnh cấm xây dựng các tháp thánh đường Hồi giáo tại nước này; và cũng kêu gọi tẩy chay hàng hóa, các phương tiện giao thông như máy bay và tàu thủy của Thụy Sĩ và thậm chí cả đại sứ quán của nước này.
Trong diễn biến liên quan, ngày 10/3, một quan chức Tây Ban Nha cho biết ngoại trưởng nước này đã gặp Tổng thống Kadhafi bên lề một cuộc họp ở Tripoli để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Libya và Thụy Sĩ. Tây Ban Nha hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU./.
(TTXVN/Vietnam+)