Liên hợp quốc cảnh báo "làn sóng chết chóc thứ hai" sẽ xảy ra ở các vùng vừa bị lũ lụt hoành hành tại Pakistan nếu không được cứu trợ kịp thời.
Ngày 16/8, người phát ngôn của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), Maurizio Giuliano, cho biết ông e ngại rằng Pakistan đang cận kề "làn sóng chết chóc thứ hai," nếu các nguồn quyên góp không được huy động kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết.
Trước đó, Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ 460 triệu USD để giúp đỡ 20 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong 80 năm qua ở Pakistan. Tuy nhiên các nhóm vận động cứu trợ cho biết các nguồn viện trợ vẫn còn chậm.
Hiện có khoảng 3,5 triệu trẻ em Pakistan đang phải đối mặt với các bệnh dịch lây truyền qua đường nước nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh thương hàn và tả. Ước tính khoảng 6 triệu người Pakistan có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người do nước nhiễm khuẩn.
Cùng ngày, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết sẽ cho Islamabad vay 900 triệu USD, đồng thời cảnh báo rằng thảm họa thiên tai tác động rất nghiêm trọng tới nền kinh tế Pakistan.
Chính phủ Pháp cho biết ngoài khoản viện trợ 10,5 triệu euro (tương đương 13,44 triệu USD) sẽ bổ sung 60 tấn hàng cứu trợ, trong đó có 35 tấn hàng cứu trợ khẩn cấp như thuốc men, vải màn, két nước, chăn... Ngày 18/8, máy bay chở hàng cứu trợ của Pháp sẽ đến Pakistan.
Chính phủ Australia tuyên bố sẽ tăng gấp 3 số tiền viện trợ, từ 10 triệu USD lên 31,5 triệu USD. Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ tăng viện trợ lên 10 triệu USD nhằm giúp Pakistan đối phó với thảm họa thiên tai.
Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tăng gấp đôi số tiền viện trợ dành cho Pakistan, lên 10 triệu USD, đồng thời đã bắt đầu vận chuyển 140 tấn hàng cứu trợ trị giá 1 triệu USD cho nước này.
Cầu hàng không của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng đã chuyển đồ cứu trợ khẩn cấp (gồm lều, nilông tấm, màn và thùng chứa nước...) tới thành phố Quetta, miền Đông Nam Pakistan để giúp đỡ những nạn nhân lũ lụt ở tỉnh Baluchistan.
Tính tới nay, UNHCR đã giúp đỡ khoảng 46.000 người ở các khu vực Sibbi, Nasirabad, Kholu và Jaffarabad.
Các tổ chức cứu trợ nhân đạo cho biết đang gặp khó khăn trong việc vận động quyên góp trợ giúp Pakistan vì phương Tây thường liên hệ hình ảnh đất nước Pakistan với chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Bà Melani Brooks, người phát ngôn tổ chức Chăm sóc quốc tế (Care International) nói Liên hợp quốc cần phải giải thích cho các nước tài trợ rằng khoản tiền cứu trợ dành cho Pakistan sẽ không rơi vào tay phiến quân Taliban./.
Ngày 16/8, người phát ngôn của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), Maurizio Giuliano, cho biết ông e ngại rằng Pakistan đang cận kề "làn sóng chết chóc thứ hai," nếu các nguồn quyên góp không được huy động kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết.
Trước đó, Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ 460 triệu USD để giúp đỡ 20 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong 80 năm qua ở Pakistan. Tuy nhiên các nhóm vận động cứu trợ cho biết các nguồn viện trợ vẫn còn chậm.
Hiện có khoảng 3,5 triệu trẻ em Pakistan đang phải đối mặt với các bệnh dịch lây truyền qua đường nước nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh thương hàn và tả. Ước tính khoảng 6 triệu người Pakistan có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người do nước nhiễm khuẩn.
Cùng ngày, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết sẽ cho Islamabad vay 900 triệu USD, đồng thời cảnh báo rằng thảm họa thiên tai tác động rất nghiêm trọng tới nền kinh tế Pakistan.
Chính phủ Pháp cho biết ngoài khoản viện trợ 10,5 triệu euro (tương đương 13,44 triệu USD) sẽ bổ sung 60 tấn hàng cứu trợ, trong đó có 35 tấn hàng cứu trợ khẩn cấp như thuốc men, vải màn, két nước, chăn... Ngày 18/8, máy bay chở hàng cứu trợ của Pháp sẽ đến Pakistan.
Chính phủ Australia tuyên bố sẽ tăng gấp 3 số tiền viện trợ, từ 10 triệu USD lên 31,5 triệu USD. Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ tăng viện trợ lên 10 triệu USD nhằm giúp Pakistan đối phó với thảm họa thiên tai.
Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tăng gấp đôi số tiền viện trợ dành cho Pakistan, lên 10 triệu USD, đồng thời đã bắt đầu vận chuyển 140 tấn hàng cứu trợ trị giá 1 triệu USD cho nước này.
Cầu hàng không của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng đã chuyển đồ cứu trợ khẩn cấp (gồm lều, nilông tấm, màn và thùng chứa nước...) tới thành phố Quetta, miền Đông Nam Pakistan để giúp đỡ những nạn nhân lũ lụt ở tỉnh Baluchistan.
Tính tới nay, UNHCR đã giúp đỡ khoảng 46.000 người ở các khu vực Sibbi, Nasirabad, Kholu và Jaffarabad.
Các tổ chức cứu trợ nhân đạo cho biết đang gặp khó khăn trong việc vận động quyên góp trợ giúp Pakistan vì phương Tây thường liên hệ hình ảnh đất nước Pakistan với chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Bà Melani Brooks, người phát ngôn tổ chức Chăm sóc quốc tế (Care International) nói Liên hợp quốc cần phải giải thích cho các nước tài trợ rằng khoản tiền cứu trợ dành cho Pakistan sẽ không rơi vào tay phiến quân Taliban./.
(TTXVN/Vietnam+)