Ngày 28/6, tại tỉnh Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm, bàn chương trình công tác sáu tháng cuối năm 2010.
Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã biểu dương kết quả đạt được của toàn vùng trong sáu tháng đầu năm nay, nhất là phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thu hút đầu tư… Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương cần quan tâm đầu tư phát triển bốn vấn đề trọng tâm là giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước, để ổn định lương thực quốc gia cũng như sản xuất lúa hàng hóa, nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đường giao thông nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng, nhằm từng bước hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới đạt theo các tiêu chí đề ra.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo và giáo dục cần được quan tâm đúng mức, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao; đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.
Riêng về lĩnh vực y tế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh ngoài đẩy nhanh giải ngân vốn xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế tuyến cơ sở, tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, một số địa phương xuất hiện dịch tiêu chảy ở người, bệnh giao mùa ở trẻ em…
Vì vậy, để xây dựng phát triển theo tiêu chí nông thôn mới, các địa phương cần tập trung đầu tư đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó đầu tư trọng tâm các dự án, công trình đối phó thiên tai, chống biến đổi khí hậu, đê bao phòng ngừa mực nước biển dâng cao… nhằm ổn định phát triển sản xuất, đưa nền kinh tế tăng trưởng ngang bằng với bình quân chung cả nước, góp phần liên kết, hợp tác phát triển, phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào 2020.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đánh giá sáu tháng đầu năm nay, tuy còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều chuyển biến tích cực, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng khá, một số công trình trọng điểm, các tuyến giao thông huyết mạch trong vùng đã khánh thành, đưa vào khai thác và phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn vùng xuống giống lúa Đông Xuân được hơn 1,5 triệu ha, tăng 27.000ha, vượt kế hoạch đề ra; sản lượng đạt 10,3 triệu tấn, tăng gần 420.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thu hoạch thủy sản toàn vùng đạt gần 649.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 57.615 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, một số tỉnh tăng trưởng khá như Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ.
Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn trung hạn để sản xuất-kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long giảm bớt khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất và đã phát huy hiệu quả.
Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng ước đạt 2,66 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước, chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu gạo và thủy sản; trong đó xuất khẩu thủy sản chiếm 60%.
Hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô được tổ chức tại vùng như Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức tại tỉnh Hậu Giang; Festival Thủy sản Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức tại thành phố Cần Thơ; Festival Trái cây Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức tại tỉnh Tiền Giang; tuần lễ Đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm nay.
Các công trình trọng điểm như cầu Cần Thơ, Hàm Luông, Quốc lộ 91B, một số công trình thủy lợi, cụm tuyến dân cư vượt lũ, các công trình y tế, giáo dục và đào tạo… đã góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thương, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, tăng năng lực thoát lũ, kiểm soát lũ, giảm mức độ và thời gian ngập úng, xâm nhập mặn góp phần nâng cao đời sống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Về giáo dục và đào tạo, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú được xây dựng cơ bản phủ kín các tỉnh, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2, đến nay hầu hết các tỉnh trong khu vực đang trong giai đoạn phân bổ nguồn vốn, làm thủ tục giải ngân. Toàn vùng đã hỗ trợ đất ở cho hơn 3.160 hộ, hỗ trợ đất ở cho hơn 1.240 hộ, đào tạo nghề cho 46.400 lao động.
Đáng chú ý là chương trình hợp tác toàn diện giữa 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường tính liên kết giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tỉnh có đường biên giới với Campuchia như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Long An triển khai các chương trình hợp tác với các địa phương của nước bạn Campuchia, tăng cường giao thương qua biên giới, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, tổ chức các Hội chợ hàng Việt Nam tại Campuchia./.
Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã biểu dương kết quả đạt được của toàn vùng trong sáu tháng đầu năm nay, nhất là phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thu hút đầu tư… Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương cần quan tâm đầu tư phát triển bốn vấn đề trọng tâm là giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước, để ổn định lương thực quốc gia cũng như sản xuất lúa hàng hóa, nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đường giao thông nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng, nhằm từng bước hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới đạt theo các tiêu chí đề ra.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo và giáo dục cần được quan tâm đúng mức, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao; đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.
Riêng về lĩnh vực y tế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh ngoài đẩy nhanh giải ngân vốn xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế tuyến cơ sở, tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, một số địa phương xuất hiện dịch tiêu chảy ở người, bệnh giao mùa ở trẻ em…
Vì vậy, để xây dựng phát triển theo tiêu chí nông thôn mới, các địa phương cần tập trung đầu tư đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó đầu tư trọng tâm các dự án, công trình đối phó thiên tai, chống biến đổi khí hậu, đê bao phòng ngừa mực nước biển dâng cao… nhằm ổn định phát triển sản xuất, đưa nền kinh tế tăng trưởng ngang bằng với bình quân chung cả nước, góp phần liên kết, hợp tác phát triển, phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào 2020.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đánh giá sáu tháng đầu năm nay, tuy còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều chuyển biến tích cực, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng khá, một số công trình trọng điểm, các tuyến giao thông huyết mạch trong vùng đã khánh thành, đưa vào khai thác và phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn vùng xuống giống lúa Đông Xuân được hơn 1,5 triệu ha, tăng 27.000ha, vượt kế hoạch đề ra; sản lượng đạt 10,3 triệu tấn, tăng gần 420.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thu hoạch thủy sản toàn vùng đạt gần 649.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 57.615 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, một số tỉnh tăng trưởng khá như Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ.
Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn trung hạn để sản xuất-kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long giảm bớt khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất và đã phát huy hiệu quả.
Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng ước đạt 2,66 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước, chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu gạo và thủy sản; trong đó xuất khẩu thủy sản chiếm 60%.
Hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô được tổ chức tại vùng như Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức tại tỉnh Hậu Giang; Festival Thủy sản Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức tại thành phố Cần Thơ; Festival Trái cây Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức tại tỉnh Tiền Giang; tuần lễ Đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm nay.
Các công trình trọng điểm như cầu Cần Thơ, Hàm Luông, Quốc lộ 91B, một số công trình thủy lợi, cụm tuyến dân cư vượt lũ, các công trình y tế, giáo dục và đào tạo… đã góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thương, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, tăng năng lực thoát lũ, kiểm soát lũ, giảm mức độ và thời gian ngập úng, xâm nhập mặn góp phần nâng cao đời sống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Về giáo dục và đào tạo, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú được xây dựng cơ bản phủ kín các tỉnh, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2, đến nay hầu hết các tỉnh trong khu vực đang trong giai đoạn phân bổ nguồn vốn, làm thủ tục giải ngân. Toàn vùng đã hỗ trợ đất ở cho hơn 3.160 hộ, hỗ trợ đất ở cho hơn 1.240 hộ, đào tạo nghề cho 46.400 lao động.
Đáng chú ý là chương trình hợp tác toàn diện giữa 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường tính liên kết giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tỉnh có đường biên giới với Campuchia như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Long An triển khai các chương trình hợp tác với các địa phương của nước bạn Campuchia, tăng cường giao thương qua biên giới, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, tổ chức các Hội chợ hàng Việt Nam tại Campuchia./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)