Việc liên kết phát triển kinh tế vùng là một trong những giải pháp hiệu quả giúp các địa phương phát huy thế mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, trong đó việc liên kết phát triển ngành công thương của các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ đã đem lại nhiều lợi ích cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như đẩy mạnh sản xuất, phát triển thương mại, thu hút đầu tư.
Giữ vững tốc độ tăng trường vùng
Qua “Hội nghị ngành công thương các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ lần thứ 13” năm 2012 được tổ chức vào 6/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy việc liên kết ngành công thương 8 tỉnh, thành phố gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận đã tạo lực thúc đẩy tăng tưởng kinh tế cho vùng Đông Nam Bộ.
Nhằm thực hiện mối liên kết phát triển ngành, các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ đã tích cực, chủ động khai thác, phát huy mối liên kết với những hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả kinh tế cao như: ký kết hợp tác của Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (giai đoạn 2012-2015) trong lĩnh vực điều phối cung cầu, ổn định thị trường, liên kết tạo nguồn hàng bình ổn thị trường trên địa bàn; ký kết hợp tác về lĩnh vực công thương của Sở Công Thương Tây Ninh, Đồng Nai và Long An…
Trong năm vừa qua, vùng Đông Nam Bộ là khu vực giữ vai trò đầu tàu, động lực phát triển ngành công thương cả nước, trong đó sản xuất công nghiệp toàn vùng duy trì ở mức tăng trưởng cao với giá trị sản lượng đạt 555.451 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 44,68% cả nước). Quy mô thị trường hàng hóa của vùng được đánh giá là yếu tố quan trọng của ngành thương mại cả nước, mức doanh thu đạt 782.000 tỷ đồng (39,0% cả nước), đồng thời lĩnh vực xuất khẩu cũng tiếp tục được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu đạt 61,8 tỷ USD (chiếm khoảng 64,2% cả nước)…
Theo ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, để giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt 635.070 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD trong năm nay, các địa phương vùng Đông Nam Bộ phải đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Từng bước chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo chiều sâu, phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng trong sản phẩm lớn và ưu tiên phát triển ngành có lợi thế so sánh đồng thời, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, mặt hàng đã qua chế biến có giá trị gia tăng cao và giảm xuất khẩu các sản phẩm, nguyên liệu thô có giá trị gia tăng thấp.
Gia tăng sản phẩm nông sản giá trị cao
Theo nhận định của các chuyên gia, vùng Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế về sản phẩm nông sản có giá trị cao và đó là một trong những yếu tố đẩy mạnh hoạt động thương mại, xuất khẩu của vùng. Bên cạnh đó, phát triển ngành công nghiệp chế biến còn là một phần của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Phước cho biết, hiện tỉnh này có 3 sản phẩm nông sản chủ lực gồm cao su, điều nhân, tinh bột sắn với mức phát triển khá và quy mô 420 doanh nghiệp chế biến. Hiện tại, tỉnh đã hình thành và phát triển các ngành chế biến quy mô công nghiệp có công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, gắn với vùng nguyên liệu, tạo đầu ra ổn định cho nông dân như: sản xuất chế biến điều, gỗ, tinh bột sắn, cao su… đồng thời, các doanh nghiệp đã từng bước chú ý đầu tư đổi mới công nghệ, chế biến các sản phẩm có giá trị tăng cao, cải thiện tính cạnh tranh của ngành hàng, xuất khẩu sang nhiều thị trường Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tại tỉnh Bình Thuận, trong nhóm hàng nông sản thì quả Thanh Long đang là mặt hàng có thế mạnh và kim ngạch xuất khẩu khá, bình quân hàng năm xuất khẩu chính ngạch đạt khoảng 35.000 tấn với kim ngạch 19-20 triệu USD. Hiện quả Thanh Long đã được xuất khẩu chính ngạch đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ…
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết tuy các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ đã và đang khai thác hiệu quả các thế mạnh của mặt hàng nông sản, nhưng để phát triển mạnh mẽ lợi thế của vùng thì phải nâng cao hàm lượng gia tăng giá trị sản xuất, tăng cường quản lý thị trường. Mặt khác, để việc liên kết vùng đạt hiệu quả cao hơn cần đề ra những mục tiêu, phương thức triển khai cụ thể, khai thác tiềm năng hợp tác sâu trong ngành Công thương của các địa phương.
Một số tham luận tại hội nghị cũng cho thấy, các sở, ngành địa phương cần đẩy mạnh kênh cung cấp thông tin, dự báo giá cả thị trường hàng hóa trong và ngoài nước cho các đơn vị chủ động sản xuất.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội phải phát huy vai trò gắn kết giữa ngành công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu và thị trường theo chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu tăng giá trị gia tăng của sản phẩm; tăng cường quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa…/.
Giữ vững tốc độ tăng trường vùng
Qua “Hội nghị ngành công thương các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ lần thứ 13” năm 2012 được tổ chức vào 6/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy việc liên kết ngành công thương 8 tỉnh, thành phố gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận đã tạo lực thúc đẩy tăng tưởng kinh tế cho vùng Đông Nam Bộ.
Nhằm thực hiện mối liên kết phát triển ngành, các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ đã tích cực, chủ động khai thác, phát huy mối liên kết với những hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả kinh tế cao như: ký kết hợp tác của Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (giai đoạn 2012-2015) trong lĩnh vực điều phối cung cầu, ổn định thị trường, liên kết tạo nguồn hàng bình ổn thị trường trên địa bàn; ký kết hợp tác về lĩnh vực công thương của Sở Công Thương Tây Ninh, Đồng Nai và Long An…
Trong năm vừa qua, vùng Đông Nam Bộ là khu vực giữ vai trò đầu tàu, động lực phát triển ngành công thương cả nước, trong đó sản xuất công nghiệp toàn vùng duy trì ở mức tăng trưởng cao với giá trị sản lượng đạt 555.451 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 44,68% cả nước). Quy mô thị trường hàng hóa của vùng được đánh giá là yếu tố quan trọng của ngành thương mại cả nước, mức doanh thu đạt 782.000 tỷ đồng (39,0% cả nước), đồng thời lĩnh vực xuất khẩu cũng tiếp tục được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu đạt 61,8 tỷ USD (chiếm khoảng 64,2% cả nước)…
Theo ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, để giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt 635.070 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD trong năm nay, các địa phương vùng Đông Nam Bộ phải đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Từng bước chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo chiều sâu, phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng trong sản phẩm lớn và ưu tiên phát triển ngành có lợi thế so sánh đồng thời, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, mặt hàng đã qua chế biến có giá trị gia tăng cao và giảm xuất khẩu các sản phẩm, nguyên liệu thô có giá trị gia tăng thấp.
Gia tăng sản phẩm nông sản giá trị cao
Theo nhận định của các chuyên gia, vùng Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế về sản phẩm nông sản có giá trị cao và đó là một trong những yếu tố đẩy mạnh hoạt động thương mại, xuất khẩu của vùng. Bên cạnh đó, phát triển ngành công nghiệp chế biến còn là một phần của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Phước cho biết, hiện tỉnh này có 3 sản phẩm nông sản chủ lực gồm cao su, điều nhân, tinh bột sắn với mức phát triển khá và quy mô 420 doanh nghiệp chế biến. Hiện tại, tỉnh đã hình thành và phát triển các ngành chế biến quy mô công nghiệp có công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, gắn với vùng nguyên liệu, tạo đầu ra ổn định cho nông dân như: sản xuất chế biến điều, gỗ, tinh bột sắn, cao su… đồng thời, các doanh nghiệp đã từng bước chú ý đầu tư đổi mới công nghệ, chế biến các sản phẩm có giá trị tăng cao, cải thiện tính cạnh tranh của ngành hàng, xuất khẩu sang nhiều thị trường Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tại tỉnh Bình Thuận, trong nhóm hàng nông sản thì quả Thanh Long đang là mặt hàng có thế mạnh và kim ngạch xuất khẩu khá, bình quân hàng năm xuất khẩu chính ngạch đạt khoảng 35.000 tấn với kim ngạch 19-20 triệu USD. Hiện quả Thanh Long đã được xuất khẩu chính ngạch đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ…
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết tuy các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ đã và đang khai thác hiệu quả các thế mạnh của mặt hàng nông sản, nhưng để phát triển mạnh mẽ lợi thế của vùng thì phải nâng cao hàm lượng gia tăng giá trị sản xuất, tăng cường quản lý thị trường. Mặt khác, để việc liên kết vùng đạt hiệu quả cao hơn cần đề ra những mục tiêu, phương thức triển khai cụ thể, khai thác tiềm năng hợp tác sâu trong ngành Công thương của các địa phương.
Một số tham luận tại hội nghị cũng cho thấy, các sở, ngành địa phương cần đẩy mạnh kênh cung cấp thông tin, dự báo giá cả thị trường hàng hóa trong và ngoài nước cho các đơn vị chủ động sản xuất.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội phải phát huy vai trò gắn kết giữa ngành công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu và thị trường theo chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu tăng giá trị gia tăng của sản phẩm; tăng cường quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa…/.
Mỹ Phương (TTXVN)