Ủy ban châu Âu (EC) ngày 11/6 triển khai kế hoạch hành động để vực dậy ngành sản xuất thép ở Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh ngành thép trong châu lục đang điêu đứng vì nhu cầu giảm, chi phí tăng cộng thêm sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác.
EC nhấn mạnh thị trường thép đang đi xuống, số việc làm trong lĩnh vực này sụt giảm và ngành thép dư thừa công suất nhiều đến mức phải mất tới 7 năm mới có thể để đưa cán cân cung-cầu trở lại mức cân bằng.
Tuy nhiên, Ủy viên EU phụ trách công nghiệp, Antonio Tajani, nhận định ngành thép vẫn có một tương lai hứa hẹn, theo đó ngành này sẽ trở thành động lực tăng trưởng và mang lại việc làm chủ chốt nếu có thể dựa vào sức mạnh truyền thống của mình.
Để hỗ trợ ngành thép, EC dự định sẽ triển khai một khung pháp lý đồng thời thúc đẩy nhu cầu từ các khách hàng mua thép chủ chốt đến từ lĩnh vực chế tạo ôtô và xây dựng.
Brussels sẽ tìm cách cải thiện việc tiếp cận các thị trường nước ngoài, đồng thời mang lại sân chơi công bằng để hỗ trợ xuất khẩu thép của EU, chống lại các hành vi không công bằng và đảm bảo việc tiếp cận thép thô.
Thêm vào đó, EC sẽ xúc tiến nỗ lực kiểm soát và giảm chi phí năng lượng, bao gồm việc trợ giúp các công ty đảm bảo các hợp đồng điện dài hạn nếu cần, đồng thời hỗ trợ công tác đổi mới và nghiên cứu.
[Trung Quốc điều tra bán phá giá ống thép nhập từ EU]
Ngành thép EU hiện đem đến nguồn doanh thu hàng năm 170 tỷ euro (225 tỷ USD) và thu hút khoảng 360.000 lao động. EU hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất thép với sản lượng 177 triệu tấn, tương đương 11% tổng sản lượng thép toàn cầu.
Vấn đề chủ yếu mà ngành thép EU đang phải đối mặt là toàn thế giới hiện dư thừa công suất sản xuất 542 triệu tấn, trong đó riêng Trung Quốc dư thừa 200 triệu tấn. Do tác động của khủng hoảng nợ, nhu cầu thép tại châu Âu giảm 27% và lục địa già đã mất khoảng 10% việc làm.
Tuy nhiên, EC cho rằng triển vọng ngành thép vẫn khả quan. Ủy ban này dẫn số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho hay nhu cầu thép toàn cầu dự báo sẽ vọt lên 2,3 tỷ tấn vào năm 2025, tăng khoảng 40% so với hiện nay./.
EC nhấn mạnh thị trường thép đang đi xuống, số việc làm trong lĩnh vực này sụt giảm và ngành thép dư thừa công suất nhiều đến mức phải mất tới 7 năm mới có thể để đưa cán cân cung-cầu trở lại mức cân bằng.
Tuy nhiên, Ủy viên EU phụ trách công nghiệp, Antonio Tajani, nhận định ngành thép vẫn có một tương lai hứa hẹn, theo đó ngành này sẽ trở thành động lực tăng trưởng và mang lại việc làm chủ chốt nếu có thể dựa vào sức mạnh truyền thống của mình.
Để hỗ trợ ngành thép, EC dự định sẽ triển khai một khung pháp lý đồng thời thúc đẩy nhu cầu từ các khách hàng mua thép chủ chốt đến từ lĩnh vực chế tạo ôtô và xây dựng.
Brussels sẽ tìm cách cải thiện việc tiếp cận các thị trường nước ngoài, đồng thời mang lại sân chơi công bằng để hỗ trợ xuất khẩu thép của EU, chống lại các hành vi không công bằng và đảm bảo việc tiếp cận thép thô.
Thêm vào đó, EC sẽ xúc tiến nỗ lực kiểm soát và giảm chi phí năng lượng, bao gồm việc trợ giúp các công ty đảm bảo các hợp đồng điện dài hạn nếu cần, đồng thời hỗ trợ công tác đổi mới và nghiên cứu.
[Trung Quốc điều tra bán phá giá ống thép nhập từ EU]
Ngành thép EU hiện đem đến nguồn doanh thu hàng năm 170 tỷ euro (225 tỷ USD) và thu hút khoảng 360.000 lao động. EU hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất thép với sản lượng 177 triệu tấn, tương đương 11% tổng sản lượng thép toàn cầu.
Vấn đề chủ yếu mà ngành thép EU đang phải đối mặt là toàn thế giới hiện dư thừa công suất sản xuất 542 triệu tấn, trong đó riêng Trung Quốc dư thừa 200 triệu tấn. Do tác động của khủng hoảng nợ, nhu cầu thép tại châu Âu giảm 27% và lục địa già đã mất khoảng 10% việc làm.
Tuy nhiên, EC cho rằng triển vọng ngành thép vẫn khả quan. Ủy ban này dẫn số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho hay nhu cầu thép toàn cầu dự báo sẽ vọt lên 2,3 tỷ tấn vào năm 2025, tăng khoảng 40% so với hiện nay./.
Như Mai (TTXVN)