27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí hoàn tất "khung pháp lý" cho Liên minh Ngân hàng mang tên Cơ chế giám sát chung (SSM) vào cuối năm nay.
Theo đó, trao quyền giám sát các ngân hàng trong khu vực Eurozone cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kể từ năm 2013.
Việc làm này đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của các nhà lãnh đạo EU trong việc giải quyết tình trạng căng thẳng trên thị trường tài chính và đẩy lui cuộc khủng hoảng nợ công.
Để đi đến quyết định này, các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh mùa Thu trong tuần qua phải gác lại những bất đồng để đạt tới đồng thuận, nhất là giữa Pháp và Đức, những nước có quan điểm khác biệt.
Từ nhiệt tình của Pháp
Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố đã có một "bước ngoặt" mới sau khi EU đạt được thỏa thuận thành lập Liên minh ngân hàng nhằm phối hợp với Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) giúp các nước thành viên Eurozone thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông Hollande nhấn mạnh: "Chúng ta đang đi đúng quỹ đạo trong việc xử lý những khó khăn kéo dài quá lâu tại Eurozone". Ông cũng cho rằng giai đoạn tồi tệ nhất đối với Eurozone đã lùi lại phía sau.
Lâu nay, Pháp là một trong những nước ủng hộ kế hoạch liên minh ngân hàng châu Âu một cách nhiệt tình nhất. Không những thế Pháp còn là nước hối thúc hệ thống ngân hàng của các nước khó khăn phải ngay lập tức tái cơ cấu nhờ vào số tiền từ quỹ cứu trợ của Eurozone.
Lý giải sự nhiệt tình đó của Paris, ông Nicholas Spiro, Giám đốc công ty tư vấn Spiro Sovereign Strategy cho rằng, với thâm hụt ngân sách ngày càng tăng cao và mức nợ kỷ lục, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone muốn đảm bảo chắc chắn rằng nước này không trở thành quân bài domino tiếp theo bị đổ gục, theo sau các "ông lớn" như Italy hay Tây Ban Nha.
Pháp đang hưởng lợi từ tình hình bất ổn của châu Âu với lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp kỷ lục. Chỉ có điều, thực tế cho thấy tình hình tài chính của Paris không được như kỳ vọng. Tổng nợ của Pháp cũng đang ở mức báo động - bằng 90% GDP và điều quan trọng hơn là các hệ thống ngân hàng của nước này bị ảnh hưởng rất nhiều do các ngân hàng Italy và Hy Lạp.
Các tổ chức tín dụng luôn luôn nhấn mạnh rủi ro đối với hệ thống ngân hàng chính là gánh nặng lớn nhất đối với mức xếp hạng tín nhiệm của Pháp.
Hồi đầu năm nay hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor's đã đánh tụt một bậc xếp hạng của Pháp, khiến nước này rớt khỏi nhóm có tín nhiệm vàng AAA. Egan-Jones, một hãng xếp hạng tin nhiệm nhỏ hơn, thậm chí còn hạ Pháp xuống mức BBB+. Không chỉ có vậy, một loạt ngân hàng lớn của Pháp gồm BNP Paribas, Societe Generale và Credit Agricole cũng bị rớt hạng tín nhiệm.
Đã từng là một trong những nước cho Hy Lạp vay nhiều nhất, các ngân hàng của Pháp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù các ngân hàng Pháp đã giảm bớt việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Hy Lạp, nhưng nhiều chi nhánh đặt tại Hy Lạp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, các ngân hàng BNP Paribas, BPCE, Credit Agricole, Societe Generale và Dexia hiện đang nắm giữ tổng cộng 32,5 tỷ euro ( 40,5 tỷ USD) trái phiếu chính phủ Italy.
Nóng lòng muốn chặn đứng phản ứng dây chuyền này, Đảng Xã hội Pháp luôn luôn ủng hộ ý tưởng thành lập liên minh ngân hàng cho toàn châu Âu với cơ quan giám sát chung, bảo lãnh tín dụng chung và quỹ chung giải cứu các ngân hàng yếu ớt.
Tổng thống Hollande hiểu rõ nếu không làm như vậy "chú gà trống Goloa" sẽ "sa cơ" như các nền kinh tế lớn khác của Eurozone, bất chấp việc bị đặt vào vị thế đối đầu với Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone và luôn giữ trọng trách hàng đầu.
Trả lời báo chí, ông Hollande cho rằng Berlin nên chấm dứt việc cản trở thực hiện những gì đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng Sáu và cần sẵn sàng thành lập một liên minh ngân hàng vào cuối năm nay.
Tuy vậy, theo ông Hollande, từ nay đến cuối năm 2012, các nước thành viên EU còn phải đạt được thỏa thuận về ngân sách chung trong vòng bảy năm tới, nhất trí về một liên minh tài chính chặt chẽ hơn với cơ chế giám sát nhiều hơn đối với ngân sách quốc gia và một ngân sách riêng cho Eurozone, cùng sự hỗ trợ lớn hơn cho các nền kinh tế thành viên Eurozone bị tổn thương.
Đến sự ủng hộ của IMF
Thành lập một liên minh ngân hàng hiệu quả được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà kinh tế coi là bước đi chủ chốt trong giải quyết khủng hoảng nợ công kéo dài đã ba năm ở khu vực Eurozone.
Với cơ chế này, ECB có thể trực tiếp rót vốn vào các ngân hàng ở các nước khủng hoảng nợ như Tây Ban Nha mà không cần thông qua chính quyền quốc gia đó, như vậy có thể giúp thoát khỏi tình trạng nợ của nước đó gia tăng.
Trong báo cáo Ổn định tài chính toàn cầu được công bố trước thềm Hội nghị thường niên giữa IMF và Ngân hàng Thế giới diễn ra tại Tokyo tháng trước, IMF đã kêu gọi châu Âu nhanh chóng thực hiện cơ chế giám sát ngân hàng của cả Eurozone và các biện pháp khác nhằm ngăn chặn suy thoái và khôi phục niềm tin thị trường.
Ông José Vinãls, người đứng đầu mảng thị trường tiền tệ và vốn của IMF, phát biểu: “Cam kết đối với một lộ trình rõ ràng về một liên minh ngân hàng và hội nhập tài chính là cần thiết để khôi phục lòng tin, đảo ngược dòng chảy vốn và tái hòa nhập Eurozone. Niềm tin của thị trường sụt giảm đã làm dòng vốn chảy khỏi các nước ngoại vi lẫn các nước hạt nhân của Eurozone, dẫn đến chi phí đi vay cao hơn và tạo ra sự ngăn cách giữa bên giàu và bên nghèo trong nền kinh tế tài chính của khối.
IMF nhận định, nếu các chính phủ Eurozone không thể thực hiện thắt chặt tài khóa hay lập một hệ thống giám sát chung đúng thời gian thỏa thuận, 58 ngân hàng trong EU từ UniCredit đến Deutsche Bank sẽ chứng kiến khối tài sản bị co lại.
Cụ thể, theo ước tính của IMF, từ nay đến năm 2013, các ngân hàng châu Âu có thể phải bán 4.500 tỷ USD tài sản, cao hơn 18% so với con số 3.800 tỷ USD đưa ra hồi tháng Tư.
Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tín dụng cũng như khiến các nước như Hy Lạp, CH Síp, Ireland, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mất 0,4% GDP.
Không những thế IMF còn đưa ra kịch bản xấu nhất là "mất mát" tài chính của các ngân hàng có thể khiến GDP giảm tới 4% ở các nước ngoại vi và 1,5% ở các nước hạt nhân Eurozone.
Báo cáo của IMF cũng cho biết Tây Ban Nha và Italy chứng kiến tình trạng thất thoát vốn lớn trong suốt 12 tháng (từ tháng 6/2011-6/2012). Cụ thể, Tây Ban Nha mất 296 tỷ USD, Italy 235 tỷ USD. IMF nhận định: “Nếu không thể khôi phục niềm tin vào Eurozone, các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng cường bán tài sản, hạn chế cho vay, gây ảnh hưởng lan truyền ra toàn khối.”
Chưa hết e ngại
Dù vậy, các kế hoạch giám sát chặt chẽ hơn đối với ngành ngân hàng trong Eurozone lại đang đặt các nước thành viên không sử dụng đồng tiền chung vào một tình thế khó xử, đó là họ muốn cuộc khủng hoảng của Eurozone kết thúc, nhưng không muốn xác nhận một châu Âu hai tốc độ.
Sự khác biệt về phạm vi tham gia giữa các ngân hàng bên trong và bên ngoài Eurozone hiện là vấn đề gai góc chính. Đối với các nước Trung và Đông Âu - nơi 65% khu vực ngân hàng nằm dưới sự điều hành của các ngân hàng Áo, Đức, Pháp và Italy - mối lo ngại chính là động thái này sẽ tạo sự cạnh tranh không công bằng giữa các ngân hàng lớn và các ngân hàng địa phương.
Một vấn đề nữa là các nước ngoài Eurozone có thể lựa chọn tham gia liên minh ngân hàng này, nhưng sẽ không có tiếng nói trong Hội đồng điều hành của ECB chỉ bao gồm các thành viên Eurozone.
Các quyết định của hội đồng nhằm bình ổn giá trị đồng euro - như rút vốn từ các công ty con ở Đông Âu để tăng cường cho ngân sách trong nước - có thể sẽ tác động tiêu cực tới các nước nằm ngoài Eurozone.
Estonia - một thành viên của Eurozone - lại là một trường hợp đặc biệt, vì toàn bộ khu vực ngân hàng của nước này “nằm trong tay” Thụy Điển.
Nhưng do Thụy Điển không phải thành viên Eurozone, nên khi Estonia gia nhập liên minh ngân hàng thì các ngân hàng của họ sẽ vẫn chịu sự giám sát của Thụy Điển.
Một nhà ngoại giao tại Brussels nhấn mạnh: “Toàn bộ những điều đó cho thấy các nước ngoài Eurozone gắn kết với nhau như thế nào.
Và nó cũng cho thấy việc tạo được sự cân bằng khi từ bỏ sự kiểm soát của quốc gia và trách nhiệm pháp lý để nhận lại được một cái gì đó khó đến thế nào, đặc biệt là khi các nước không dùng đồng euro chẳng có sự hỗ trợ từ ESM."./.
Theo đó, trao quyền giám sát các ngân hàng trong khu vực Eurozone cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kể từ năm 2013.
Việc làm này đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của các nhà lãnh đạo EU trong việc giải quyết tình trạng căng thẳng trên thị trường tài chính và đẩy lui cuộc khủng hoảng nợ công.
Để đi đến quyết định này, các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh mùa Thu trong tuần qua phải gác lại những bất đồng để đạt tới đồng thuận, nhất là giữa Pháp và Đức, những nước có quan điểm khác biệt.
Từ nhiệt tình của Pháp
Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố đã có một "bước ngoặt" mới sau khi EU đạt được thỏa thuận thành lập Liên minh ngân hàng nhằm phối hợp với Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) giúp các nước thành viên Eurozone thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông Hollande nhấn mạnh: "Chúng ta đang đi đúng quỹ đạo trong việc xử lý những khó khăn kéo dài quá lâu tại Eurozone". Ông cũng cho rằng giai đoạn tồi tệ nhất đối với Eurozone đã lùi lại phía sau.
Lâu nay, Pháp là một trong những nước ủng hộ kế hoạch liên minh ngân hàng châu Âu một cách nhiệt tình nhất. Không những thế Pháp còn là nước hối thúc hệ thống ngân hàng của các nước khó khăn phải ngay lập tức tái cơ cấu nhờ vào số tiền từ quỹ cứu trợ của Eurozone.
Lý giải sự nhiệt tình đó của Paris, ông Nicholas Spiro, Giám đốc công ty tư vấn Spiro Sovereign Strategy cho rằng, với thâm hụt ngân sách ngày càng tăng cao và mức nợ kỷ lục, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone muốn đảm bảo chắc chắn rằng nước này không trở thành quân bài domino tiếp theo bị đổ gục, theo sau các "ông lớn" như Italy hay Tây Ban Nha.
Pháp đang hưởng lợi từ tình hình bất ổn của châu Âu với lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp kỷ lục. Chỉ có điều, thực tế cho thấy tình hình tài chính của Paris không được như kỳ vọng. Tổng nợ của Pháp cũng đang ở mức báo động - bằng 90% GDP và điều quan trọng hơn là các hệ thống ngân hàng của nước này bị ảnh hưởng rất nhiều do các ngân hàng Italy và Hy Lạp.
Các tổ chức tín dụng luôn luôn nhấn mạnh rủi ro đối với hệ thống ngân hàng chính là gánh nặng lớn nhất đối với mức xếp hạng tín nhiệm của Pháp.
Hồi đầu năm nay hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor's đã đánh tụt một bậc xếp hạng của Pháp, khiến nước này rớt khỏi nhóm có tín nhiệm vàng AAA. Egan-Jones, một hãng xếp hạng tin nhiệm nhỏ hơn, thậm chí còn hạ Pháp xuống mức BBB+. Không chỉ có vậy, một loạt ngân hàng lớn của Pháp gồm BNP Paribas, Societe Generale và Credit Agricole cũng bị rớt hạng tín nhiệm.
Đã từng là một trong những nước cho Hy Lạp vay nhiều nhất, các ngân hàng của Pháp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù các ngân hàng Pháp đã giảm bớt việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Hy Lạp, nhưng nhiều chi nhánh đặt tại Hy Lạp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, các ngân hàng BNP Paribas, BPCE, Credit Agricole, Societe Generale và Dexia hiện đang nắm giữ tổng cộng 32,5 tỷ euro ( 40,5 tỷ USD) trái phiếu chính phủ Italy.
Nóng lòng muốn chặn đứng phản ứng dây chuyền này, Đảng Xã hội Pháp luôn luôn ủng hộ ý tưởng thành lập liên minh ngân hàng cho toàn châu Âu với cơ quan giám sát chung, bảo lãnh tín dụng chung và quỹ chung giải cứu các ngân hàng yếu ớt.
Tổng thống Hollande hiểu rõ nếu không làm như vậy "chú gà trống Goloa" sẽ "sa cơ" như các nền kinh tế lớn khác của Eurozone, bất chấp việc bị đặt vào vị thế đối đầu với Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone và luôn giữ trọng trách hàng đầu.
Trả lời báo chí, ông Hollande cho rằng Berlin nên chấm dứt việc cản trở thực hiện những gì đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng Sáu và cần sẵn sàng thành lập một liên minh ngân hàng vào cuối năm nay.
Tuy vậy, theo ông Hollande, từ nay đến cuối năm 2012, các nước thành viên EU còn phải đạt được thỏa thuận về ngân sách chung trong vòng bảy năm tới, nhất trí về một liên minh tài chính chặt chẽ hơn với cơ chế giám sát nhiều hơn đối với ngân sách quốc gia và một ngân sách riêng cho Eurozone, cùng sự hỗ trợ lớn hơn cho các nền kinh tế thành viên Eurozone bị tổn thương.
Đến sự ủng hộ của IMF
Thành lập một liên minh ngân hàng hiệu quả được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà kinh tế coi là bước đi chủ chốt trong giải quyết khủng hoảng nợ công kéo dài đã ba năm ở khu vực Eurozone.
Với cơ chế này, ECB có thể trực tiếp rót vốn vào các ngân hàng ở các nước khủng hoảng nợ như Tây Ban Nha mà không cần thông qua chính quyền quốc gia đó, như vậy có thể giúp thoát khỏi tình trạng nợ của nước đó gia tăng.
Trong báo cáo Ổn định tài chính toàn cầu được công bố trước thềm Hội nghị thường niên giữa IMF và Ngân hàng Thế giới diễn ra tại Tokyo tháng trước, IMF đã kêu gọi châu Âu nhanh chóng thực hiện cơ chế giám sát ngân hàng của cả Eurozone và các biện pháp khác nhằm ngăn chặn suy thoái và khôi phục niềm tin thị trường.
Ông José Vinãls, người đứng đầu mảng thị trường tiền tệ và vốn của IMF, phát biểu: “Cam kết đối với một lộ trình rõ ràng về một liên minh ngân hàng và hội nhập tài chính là cần thiết để khôi phục lòng tin, đảo ngược dòng chảy vốn và tái hòa nhập Eurozone. Niềm tin của thị trường sụt giảm đã làm dòng vốn chảy khỏi các nước ngoại vi lẫn các nước hạt nhân của Eurozone, dẫn đến chi phí đi vay cao hơn và tạo ra sự ngăn cách giữa bên giàu và bên nghèo trong nền kinh tế tài chính của khối.
IMF nhận định, nếu các chính phủ Eurozone không thể thực hiện thắt chặt tài khóa hay lập một hệ thống giám sát chung đúng thời gian thỏa thuận, 58 ngân hàng trong EU từ UniCredit đến Deutsche Bank sẽ chứng kiến khối tài sản bị co lại.
Cụ thể, theo ước tính của IMF, từ nay đến năm 2013, các ngân hàng châu Âu có thể phải bán 4.500 tỷ USD tài sản, cao hơn 18% so với con số 3.800 tỷ USD đưa ra hồi tháng Tư.
Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tín dụng cũng như khiến các nước như Hy Lạp, CH Síp, Ireland, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mất 0,4% GDP.
Không những thế IMF còn đưa ra kịch bản xấu nhất là "mất mát" tài chính của các ngân hàng có thể khiến GDP giảm tới 4% ở các nước ngoại vi và 1,5% ở các nước hạt nhân Eurozone.
Báo cáo của IMF cũng cho biết Tây Ban Nha và Italy chứng kiến tình trạng thất thoát vốn lớn trong suốt 12 tháng (từ tháng 6/2011-6/2012). Cụ thể, Tây Ban Nha mất 296 tỷ USD, Italy 235 tỷ USD. IMF nhận định: “Nếu không thể khôi phục niềm tin vào Eurozone, các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng cường bán tài sản, hạn chế cho vay, gây ảnh hưởng lan truyền ra toàn khối.”
Chưa hết e ngại
Dù vậy, các kế hoạch giám sát chặt chẽ hơn đối với ngành ngân hàng trong Eurozone lại đang đặt các nước thành viên không sử dụng đồng tiền chung vào một tình thế khó xử, đó là họ muốn cuộc khủng hoảng của Eurozone kết thúc, nhưng không muốn xác nhận một châu Âu hai tốc độ.
Sự khác biệt về phạm vi tham gia giữa các ngân hàng bên trong và bên ngoài Eurozone hiện là vấn đề gai góc chính. Đối với các nước Trung và Đông Âu - nơi 65% khu vực ngân hàng nằm dưới sự điều hành của các ngân hàng Áo, Đức, Pháp và Italy - mối lo ngại chính là động thái này sẽ tạo sự cạnh tranh không công bằng giữa các ngân hàng lớn và các ngân hàng địa phương.
Một vấn đề nữa là các nước ngoài Eurozone có thể lựa chọn tham gia liên minh ngân hàng này, nhưng sẽ không có tiếng nói trong Hội đồng điều hành của ECB chỉ bao gồm các thành viên Eurozone.
Các quyết định của hội đồng nhằm bình ổn giá trị đồng euro - như rút vốn từ các công ty con ở Đông Âu để tăng cường cho ngân sách trong nước - có thể sẽ tác động tiêu cực tới các nước nằm ngoài Eurozone.
Estonia - một thành viên của Eurozone - lại là một trường hợp đặc biệt, vì toàn bộ khu vực ngân hàng của nước này “nằm trong tay” Thụy Điển.
Nhưng do Thụy Điển không phải thành viên Eurozone, nên khi Estonia gia nhập liên minh ngân hàng thì các ngân hàng của họ sẽ vẫn chịu sự giám sát của Thụy Điển.
Một nhà ngoại giao tại Brussels nhấn mạnh: “Toàn bộ những điều đó cho thấy các nước ngoài Eurozone gắn kết với nhau như thế nào.
Và nó cũng cho thấy việc tạo được sự cân bằng khi từ bỏ sự kiểm soát của quốc gia và trách nhiệm pháp lý để nhận lại được một cái gì đó khó đến thế nào, đặc biệt là khi các nước không dùng đồng euro chẳng có sự hỗ trợ từ ESM."./.
Hoàng Hà (TTXVN)