Lo ngại chính trị ở Italy chi phối phiên họp ECB

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, vấn đề chi phối phiên họp định kỳ hàng tháng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến diễn ra vào ngày 7/3 tới sẽ là tâm lý lo ngại về tình trạng bế tắc chính trị tại Italy - yếu tố có thể sẽ "kích hoạt lại" cuộc khủng hoảng nợ công và làm thui chột những "mầm xanh" phục hồi mới manh nha.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng hội đồng điều hành ECB sẽ không cắt giảm lãi suất hay thông báo về các chính sách mới nào, ít nhất là trong thời điểm hiện nay.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, vấn đề chi phối phiên họp định kỳ hàng tháng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến diễn ra vào ngày 7/3 tới sẽ là tâm lý lo ngại về tình trạng bế tắc chính trị tại Italy - yếu tố có thể sẽ "kích hoạt lại" cuộc khủng hoảng nợ công và làm thui chột những "mầm xanh" phục hồi mới manh nha.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng hội đồng điều hành ECB sẽ không cắt giảm lãi suất hay thông báo về các chính sách mới nào, ít nhất là trong thời điểm hiện nay.

[Bế tắc chính trị tại Italy ngày càng thêm trầm trọng]


Các chuyên gia của UniCredit dự đoán ECB sẽ giữ nguyên quan điểm về chính sách tiền tệ. So với thời điểm diễn ra phiên họp của ECB hồi tháng Hai vừa qua, các thị trường tài chính có vẻ căng thẳng hơn, nhưng đồng euro lại yếu đi. Hai yếu tố này nhìn chung sẽ bù đắp cho nhau trong điều kiện chính sách tiền tệ thông thường.

Chuyên gia phân tích Annalisa Piazza thuộc Newedge Strategy dự báo, ECB sẽ giữ nguyên mức lãi suất ở mức 0,75% và không có biện pháp "phi chuẩn" nào được ban hành.

Người đứng đầu ECB, Mario Draghi đã nhắc đi nhắc lại rằng, với việc triển khai ồ ạt nhiều giải pháp (mức lãi suất siêu thấp 0,75%, một lượng tiền mặt lớn chưa từng có bơm vào các ngân hàng và chương trình mua trái phiếu), ECB đã nỗ lực hết sức, và các chính phủ có nhiệm vụ phải giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Theo chuyên gia Jennifer McKeown thuộc Capital Economics, kết quả cuộc tổng tuyển cử tuần trước ở Italy (nơi hơn một nửa cử tri dành sự ủng hộ cho các đảng không áp dụng chính sách khắc khổ), đã làm dấy lên các mối nghi ngờ về về khả năng Italy có thể đạt được sự ổn định trong tài chính công.

Lợi suất trái phiếu của Italy đã tăng trở lại sau cuộc tổng tuyển cử và các thị trường đang tranh luận liệu ECB có thể tung ra chương trình mua trái phiếu để giúp kiềm chế đà tăng này. Nhưng vấn đề là chương trình này chỉ dành cho các nước nộp đơn xin hỗ trợ từ quỹ cứu trợ châu Âu ESM, và phải chấp nhận các điều kiện cải cách cơ cấu/tài chính. Trong khi đó, Italy không có các tiêu chuẩn này.

Cũng trong phiên họp tới, ECB sẽ cập nhật lại dự báo về nhịp độ tăng trưởng và tình hình lạm phát ở châu Âu.

Theo chuyên gia Piazza, những dự báo không thay đổi nhiều. Hồi tháng 12/2012, ECB dự báo kinh tế Eurozone giảm 0,3% năm 2013 và đạt mức tăng 1,2% năm 2014.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Michael Schubert thuộc Commerzbank lại nhận định rằng các dự báo có xu hướng được điều chỉnh lên hơn là đi xuống./.

Hương Giang (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục