Mấy năm gần đây, bệnh tự kỷ đã trở thành mối quan tâm, lo ngại chung của toàn xã hội. Đây không còn là chứng bệnh lạ hiếm gặp nữa mà trên thực tế, ai cũng từng có người thân hay người quen liên quan đến trẻ em bị mắc chứng này. "Tự kỷ" đã không còn là chuyện của riêng ai.
Nâng cao nhận thức... Từ chỗ xa lạ, bây giờ nhắc đến bệnh tự kỷ hay chứng tự kỷ, người ta đã thấy quen tai. Ngay cả những người bình thường, khi có tâm trạng mà sống “khép mình” cũng bị coi là một kiểu “tự kỷ.” Trẻ em thì càng quen hơn với hai từ “tự kỷ.” Bởi vậy, không thể trì hoãn việc nâng cao nhận thức về chứng này được nữa. Chứng tự kỷ không trừ nhà giàu, nhà nghèo, gia đình trí thức hay gia đình sống bằng lao động phổ thông. Thậm chí càng ở thành phố và có điều kiện vật chất lại càng nhiều trường hợp mắc phải hơn. Theo bà Phạm Thị Yến-Phụ trách Câu lạc bộ Gia đình Trẻ tự kỷ Hà Nội: “Chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và hành vi, hiện chưa rõ nguyên nhân và chưa tìm được cách chữa trị hiệu quả.” Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội dẫn thống kê ở Mỹ cho biết, 1/110 trẻ em bị mắc hội chứng tự kỷ. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó cũng chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Tìm hiểu tại trung tâm Phúc Tuệ dành cho trẻ khuyết tật về trí tuệ, chúng tôi được bà Vũ Thị Minh Hương-Giám đốc Trung tâm này cho biết, tại Trung tâm này đang dạy và điều trị tâm lý cho 80 trẻ khuyết tật về trí tuệ thì trong đó có 30 trẻ mắc chứng tự kỷ. Và hành động vì trẻ bị tự kỷ Vì sự cần thiết của việc giúp trẻ em và người mắc chứng tự kỷ cải thiện cuộc sống, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 2/4 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức Chứng tự kỷ. Vào ngày này, có hàng trăm cuộc đi bộ vì trẻ tự kỷ được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2011, Hiệp hội Gia đình người tự kỷ ASEAN (gọi tắt là AAN - được thành lập tháng 12/2010 với 9 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam) đã kêu gọi tổ chức chương trình "Cùng hành động vì trẻ tự kỷ - Action for Autism Now" vào đúng ngày Thế giới nhận thức Chứng tự kỷ 2/4/2011. Thông tin từ Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết: “Để hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức Chứng tự kỷ 2/4, ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4/2010, và lời kêu gọi hành động của Hiệp hội Gia đình người tự kỷ ASEAN. Tăng cường sự hiểu biết đúng đắn của cộng đồng về chứng tự kỷ. Kêu gọi sự chia sẻ, giúp đỡ, những hành động thiết thực của cộng đồng và xã hội dành cho bản thân và gia đình người mắc Hội chứng tự kỷ. Hội Người Khuyết tật thành phố Hà Nội và Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội tổ chức Mít tinh và đi bộ "Cùng hành động vì trẻ tự kỷ". Tại Quảng trường Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, đường Lê Đức Thọ, Hà Nội.” Chương trình có sự tham gia của Đại sứ thiện chí của trẻ tự kỷ Việt Nam. Ngoài ra còn các nghệ sĩ và những cá nhân đã có những sáng kiến và chương trình hành động thiết thực giúp người mắc Hội chứng tự kỷ. Ngày 2/4 này, tại Hà Nội, hàng ngàn gia đình có người mắc hội chứng tự kỷ và các tình nguyện viên sẽ tham gia vào cuộc diễu hành để cổ động và tuyên truyền. Bên cạnh đó, còn có Đêm Ca nhạc ủng hộ trẻ tự kỷ. Giới thiệu dự án "Văn phòng trợ giúp phụ huynh trẻ tự kỷ" và các sáng kiến giúp đỡ người tự kỷ của các cá nhân, tổ chức khác./.
Nâng cao nhận thức... Từ chỗ xa lạ, bây giờ nhắc đến bệnh tự kỷ hay chứng tự kỷ, người ta đã thấy quen tai. Ngay cả những người bình thường, khi có tâm trạng mà sống “khép mình” cũng bị coi là một kiểu “tự kỷ.” Trẻ em thì càng quen hơn với hai từ “tự kỷ.” Bởi vậy, không thể trì hoãn việc nâng cao nhận thức về chứng này được nữa. Chứng tự kỷ không trừ nhà giàu, nhà nghèo, gia đình trí thức hay gia đình sống bằng lao động phổ thông. Thậm chí càng ở thành phố và có điều kiện vật chất lại càng nhiều trường hợp mắc phải hơn. Theo bà Phạm Thị Yến-Phụ trách Câu lạc bộ Gia đình Trẻ tự kỷ Hà Nội: “Chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và hành vi, hiện chưa rõ nguyên nhân và chưa tìm được cách chữa trị hiệu quả.” Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội dẫn thống kê ở Mỹ cho biết, 1/110 trẻ em bị mắc hội chứng tự kỷ. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó cũng chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Tìm hiểu tại trung tâm Phúc Tuệ dành cho trẻ khuyết tật về trí tuệ, chúng tôi được bà Vũ Thị Minh Hương-Giám đốc Trung tâm này cho biết, tại Trung tâm này đang dạy và điều trị tâm lý cho 80 trẻ khuyết tật về trí tuệ thì trong đó có 30 trẻ mắc chứng tự kỷ. Và hành động vì trẻ bị tự kỷ Vì sự cần thiết của việc giúp trẻ em và người mắc chứng tự kỷ cải thiện cuộc sống, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 2/4 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức Chứng tự kỷ. Vào ngày này, có hàng trăm cuộc đi bộ vì trẻ tự kỷ được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2011, Hiệp hội Gia đình người tự kỷ ASEAN (gọi tắt là AAN - được thành lập tháng 12/2010 với 9 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam) đã kêu gọi tổ chức chương trình "Cùng hành động vì trẻ tự kỷ - Action for Autism Now" vào đúng ngày Thế giới nhận thức Chứng tự kỷ 2/4/2011. Thông tin từ Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết: “Để hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức Chứng tự kỷ 2/4, ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4/2010, và lời kêu gọi hành động của Hiệp hội Gia đình người tự kỷ ASEAN. Tăng cường sự hiểu biết đúng đắn của cộng đồng về chứng tự kỷ. Kêu gọi sự chia sẻ, giúp đỡ, những hành động thiết thực của cộng đồng và xã hội dành cho bản thân và gia đình người mắc Hội chứng tự kỷ. Hội Người Khuyết tật thành phố Hà Nội và Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội tổ chức Mít tinh và đi bộ "Cùng hành động vì trẻ tự kỷ". Tại Quảng trường Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, đường Lê Đức Thọ, Hà Nội.” Chương trình có sự tham gia của Đại sứ thiện chí của trẻ tự kỷ Việt Nam. Ngoài ra còn các nghệ sĩ và những cá nhân đã có những sáng kiến và chương trình hành động thiết thực giúp người mắc Hội chứng tự kỷ. Ngày 2/4 này, tại Hà Nội, hàng ngàn gia đình có người mắc hội chứng tự kỷ và các tình nguyện viên sẽ tham gia vào cuộc diễu hành để cổ động và tuyên truyền. Bên cạnh đó, còn có Đêm Ca nhạc ủng hộ trẻ tự kỷ. Giới thiệu dự án "Văn phòng trợ giúp phụ huynh trẻ tự kỷ" và các sáng kiến giúp đỡ người tự kỷ của các cá nhân, tổ chức khác./.
Theo tìm hiểu của Phóng viên Vietnam+, Đại sứ quán Israel tại Hà Nội sẽ hỗ trợ mua thiết bị cho phòng tập phục vụ khoảng 20 trẻ em mắc chứng tự kỷ của Trung tâm Phục hồi Chức năng Trẻ tàn tật Thụy An, Ba Vì, Hà Nội. Lễ bàn giao sẽ được tổ chức vào ngày 5/ 4/ 2011 tại Trung tâm Thụy An, với sự tham dự của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam, Ngài Amnon Efrat, các thành viên của Đại sứ quán, cùng các giáo viên và học sinh của Trung tâm. |
Nguyễn Anh (Vietnam+)