Hương đứng ngẩn người trước hàng chục đầu sách tham khảo ở nhà sách Nguyễn Văn Cừ: “Biết chọn cuốn nào bây giờ?”
Không chỉ Hương, nhiều phụ huynh và học sinh, thậm chí cả giáo viên cũng bị rối tung trước một rừng sách tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng của đủ loại nhà xuất bản và soạn giả.
Sách tham khảo: Mê hồn trận
Chị Thảo (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi định tặng cậu em trai một cuốn sách để nó ôn thi đại học khối A, nhưng nhiều quá, không biết nên mua cuốn nào. Tôi đã tốt nghiệp cấp III từ cách đây 7 năm nên giờ không nhớ kiến thức nữa để chọn.”
Sách có xuất xứ từ đủ nhà xuất bản như Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đà Nẵng… Các trường đại học cũng tham gia thị trường này với hàng loạt đầu sách.
“Chỉ riêng môn Vật lý đã có tới hàng chục cuốn như Học tốt Vật lý 12, Phương pháp giải toán và trắc nghiệm điện xoay chiều 12, Kiến thức cơ bản nâng cao Vật lý Trung học phổ thông…, mà mua nhiều thì tốn kém,” chị Thảo chia sẻ.
Đứng bên cạnh chị Thảo, em Nguyễn Thị Hương, một sĩ tử lớp 13 quê Hưng Yên, cũng đắn đo không kém: “Năm nay em thi lại khối C nên muốn tìm sách ôn tập kiến thức. Nhưng nhiều quá, em không biết nên chọn cuốn nào để học có hiệu quả nhất.”
Hương cho biết, có những cuốn đề tên sách, tên nhà xuất bản và thời gian ấn hành khác nhau nhưng nội dung lại na ná giống nhau nên khi mua phải thật chú ý để tránh trùng lặp và lãng phí. Vì thế, em đành đứng ngay tại quầy, lướt qua nội dung, kiểm định xem quyển nào hợp với mình trước khi "rinh" về nhà.
Cũng rối tung với việc chọn sách, anh Phạm Ngọc Thơ (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, đã mất cả nửa ngày để tìm sách cho cô con gái năm nay thi vào lớp 10. “Ngày xưa mình đi học, sách rất hiếm và quý, có một cuốn sách tham khảo thì cả lớp chuyền tay nhau. Bây giờ nhiều sách quá, cuốn nào nghe tên cũng rất hấp dẫn như ôn tập theo chuẩn kiến thức, ôn tập theo cấu trúc đề thi…, chẳng biết đường nào mà lần. May nhờ có anh bạn làm giáo viên tư vấn tôi mới biết quyển nào thực sự cần cho con để mua.”
Nên chọn sách phù hợp với năng lực
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết tới thời điểm này, Bộ chưa giao việc soạn sách tham khảo cho một tổ chức hay cá nhân nào. Việc các nhà xuất bản ra sách tham khảo cũng hoàn toàn đúng Luật Xuất bản. Việc họ chọn ai là người biên soạn sách, giáo viên hay một cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là quyền của họ và là sự giao dịch hoàn toàn mang tính cá nhân, không liên quan tới Bộ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnmam+ về trường hợp ông Nguyễn Hải Châu, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng tên chủ biên hàng loạt đầu sách tham khảo phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở nhiều môn khác nhau, ông Chuẩn khẳng định ông Hải Châu không tham gia ra đề thi và không có sách tham khảo nào, đứng tên ai, có vai trò như là giới hạn chương trình.
Tuy nhiên vị Vụ phó này là chủ biên của hàng loạt sách như: Ôn luyện kiến thức theo cấu trúc đề thi môn toán; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 12; Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Vật lý…. Bên cạnh sách tham khảo dành cho học sinh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Châu cũng chủ biên nhiều đầu sách tham khảo ở nhiều môn cho đối tượng học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10.
Là một Giáo sư nổi tiếng nhưng thầy Văn Như Cương cũng chỉ dám nhận rằng mình có thể viết sách có chất lượng ở mảng toán hình, kém hơn ở toán đại số và hoàn toàn không thể ra sách có chất lượng ở các lĩnh vực khác. "Tôi có thể khẳng định không một người nào có thể biên soạn sách ở nhiều môn. Thậm chí, tôi cũng chưa thấy ai viết vừa sách toán, vừa sách lý dù đây là hai môn rất gần nhau. Sách của tôi có thể là dành cho lớp 10, 11 hoặc 12 nhưng chỉ về toán hình, toán đại có nhiều người giỏi hơn tôi. Tôi thi đại học toán có thể 10 điểm nhưng nếu cho thi lý tôi chắc không được 5 điểm."
Cũng theo Giáo sư Cương, việc một lãnh đạo Bộ ra sách ở nhiều môn trong đúng lĩnh vực mình quản lý rất có thể chỉ là sự thương lượng giữa nhà xuất bản với người này để mượn tên tuổi nhằm thu hút học sinh mua sách nhiều hơn.
Còn theo ông Chuẩn: "Mọi sách tham khảo chỉ là một nguồn hỗ trợ học tập. Mỗi học sinh có một năng lực học khác nhau. Vì thế, phụ huynh, học sinh phải biết chọn sách phù hợp với khả năng của mình để ôn tập có hiệu quả”./.
Không chỉ Hương, nhiều phụ huynh và học sinh, thậm chí cả giáo viên cũng bị rối tung trước một rừng sách tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng của đủ loại nhà xuất bản và soạn giả.
Sách tham khảo: Mê hồn trận
Chị Thảo (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi định tặng cậu em trai một cuốn sách để nó ôn thi đại học khối A, nhưng nhiều quá, không biết nên mua cuốn nào. Tôi đã tốt nghiệp cấp III từ cách đây 7 năm nên giờ không nhớ kiến thức nữa để chọn.”
Sách có xuất xứ từ đủ nhà xuất bản như Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đà Nẵng… Các trường đại học cũng tham gia thị trường này với hàng loạt đầu sách.
“Chỉ riêng môn Vật lý đã có tới hàng chục cuốn như Học tốt Vật lý 12, Phương pháp giải toán và trắc nghiệm điện xoay chiều 12, Kiến thức cơ bản nâng cao Vật lý Trung học phổ thông…, mà mua nhiều thì tốn kém,” chị Thảo chia sẻ.
Đứng bên cạnh chị Thảo, em Nguyễn Thị Hương, một sĩ tử lớp 13 quê Hưng Yên, cũng đắn đo không kém: “Năm nay em thi lại khối C nên muốn tìm sách ôn tập kiến thức. Nhưng nhiều quá, em không biết nên chọn cuốn nào để học có hiệu quả nhất.”
Hương cho biết, có những cuốn đề tên sách, tên nhà xuất bản và thời gian ấn hành khác nhau nhưng nội dung lại na ná giống nhau nên khi mua phải thật chú ý để tránh trùng lặp và lãng phí. Vì thế, em đành đứng ngay tại quầy, lướt qua nội dung, kiểm định xem quyển nào hợp với mình trước khi "rinh" về nhà.
Cũng rối tung với việc chọn sách, anh Phạm Ngọc Thơ (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, đã mất cả nửa ngày để tìm sách cho cô con gái năm nay thi vào lớp 10. “Ngày xưa mình đi học, sách rất hiếm và quý, có một cuốn sách tham khảo thì cả lớp chuyền tay nhau. Bây giờ nhiều sách quá, cuốn nào nghe tên cũng rất hấp dẫn như ôn tập theo chuẩn kiến thức, ôn tập theo cấu trúc đề thi…, chẳng biết đường nào mà lần. May nhờ có anh bạn làm giáo viên tư vấn tôi mới biết quyển nào thực sự cần cho con để mua.”
Nên chọn sách phù hợp với năng lực
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết tới thời điểm này, Bộ chưa giao việc soạn sách tham khảo cho một tổ chức hay cá nhân nào. Việc các nhà xuất bản ra sách tham khảo cũng hoàn toàn đúng Luật Xuất bản. Việc họ chọn ai là người biên soạn sách, giáo viên hay một cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là quyền của họ và là sự giao dịch hoàn toàn mang tính cá nhân, không liên quan tới Bộ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnmam+ về trường hợp ông Nguyễn Hải Châu, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng tên chủ biên hàng loạt đầu sách tham khảo phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở nhiều môn khác nhau, ông Chuẩn khẳng định ông Hải Châu không tham gia ra đề thi và không có sách tham khảo nào, đứng tên ai, có vai trò như là giới hạn chương trình.
Tuy nhiên vị Vụ phó này là chủ biên của hàng loạt sách như: Ôn luyện kiến thức theo cấu trúc đề thi môn toán; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 12; Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Vật lý…. Bên cạnh sách tham khảo dành cho học sinh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Châu cũng chủ biên nhiều đầu sách tham khảo ở nhiều môn cho đối tượng học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10.
Là một Giáo sư nổi tiếng nhưng thầy Văn Như Cương cũng chỉ dám nhận rằng mình có thể viết sách có chất lượng ở mảng toán hình, kém hơn ở toán đại số và hoàn toàn không thể ra sách có chất lượng ở các lĩnh vực khác. "Tôi có thể khẳng định không một người nào có thể biên soạn sách ở nhiều môn. Thậm chí, tôi cũng chưa thấy ai viết vừa sách toán, vừa sách lý dù đây là hai môn rất gần nhau. Sách của tôi có thể là dành cho lớp 10, 11 hoặc 12 nhưng chỉ về toán hình, toán đại có nhiều người giỏi hơn tôi. Tôi thi đại học toán có thể 10 điểm nhưng nếu cho thi lý tôi chắc không được 5 điểm."
Cũng theo Giáo sư Cương, việc một lãnh đạo Bộ ra sách ở nhiều môn trong đúng lĩnh vực mình quản lý rất có thể chỉ là sự thương lượng giữa nhà xuất bản với người này để mượn tên tuổi nhằm thu hút học sinh mua sách nhiều hơn.
Còn theo ông Chuẩn: "Mọi sách tham khảo chỉ là một nguồn hỗ trợ học tập. Mỗi học sinh có một năng lực học khác nhau. Vì thế, phụ huynh, học sinh phải biết chọn sách phù hợp với khả năng của mình để ôn tập có hiệu quả”./.
Phạm Mai - Đỗ Hương (Vietnam+)