Nhiều doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường vừa bị lực lượng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Bình Dương phát hiện.
Lén xả nước thải...
Chỉ trong hai ngày 6-7/10, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, Công an tỉnh Bình Dương “sờ gáy” hai doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận An (Bình Dương) xả nguồn nước bẩn ra hệ thống nước mưa.
Trên kênh 5 và 6 nguồn nước có mùa nâu vàng, hôi hám chảy xối xả ra kênh. Mặc dù vào thời điểm kiểm tra trời không mưa, nhưng nguồn nước trong Khu công nghiệp Đồng An 1 chảy như suối không bao giờ ngừng.
Tại hiện trường, hệ thống thu gom nước mưa không chỉ đơn thuần xả nước mưa mà dưới các cống sau khi bung nắp kiểm tra điều phát hiện có nguồn nước bẩn lẫn lộn. Đơn vị chủ quản Khu công nghiệp Đồng An 1 đã bị lập biên bản về thực trạng quản lý môi trường có một số vấn đề cần phải làm rõ thêm.
Tuy nhiên, phải làm tới đâu để ngăn chặn các doanh nghiệp xả thẳng nguồn nước sản xuất công nghiệp ra môi trường đang là câu hỏi lớn thách thức các nhà chức trách của Bình Dương.
Bởi chỉ một ngày sau, chính lực lượng Cảnh sát môi trường Bình Dương phát hiện thêm Công ty Hằng Thắng chuyên chế biến đồ gỗ tại huyện Thuận An cũng có biểu hiện “gian dối” tương tự trong việc xả thải nguồn nước sản xuất.
Tại khu vực nhà máy, dưới cống nước mưa lực lượng chức năng tìm thấy nguồn nước bẩn lẫn lộn. Thậm chí, bên hông tường nhà máy có hai lỗ thông ra bên ngoài có biểu hiện tuồn nước ra môi trường. Đại diện doanh nghiệp biện minh lỗ thủng do chuột khoét lỗ và kẻ trộm đục tường vào lấy máy bơm?
Cũng tại huyện Thuận An, đầu năm 2010, lực lượng cảnh sát môi trường bắt hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Việt Hương 1 bị cấm đấu nối vào hệ thống xử lý nước tập trung, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động trong nhiều năm.
Trở ngược về thượng nguồn tại huyện Bến Cát, ngày 27/8, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Bộ Công an đã bắt quả tang chi nhánh Công ty Chế Biến và Đóng gói Thủy hải sản (tại ấp Ông Chài, xã Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước thải, mẫu đất để phân tích. Qua kiểm tra, hệ thống xả thải được thiết kế chôn ngầm dưới đất bằng một ống nhựa phi 900mm, chiều dài của ống nhựa khoảng 80m. Theo thiết kế, đây là ống xả nước thải đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn để đưa ra môi trường.
Từ miệng ống xả nước thải chảy qua hệ thống mương hở có chiều ngang khoảng 2m, sâu khoảng 1m, chiều dài khoảng 3.000m là tới suối Ông Chài. Bình quân lượng nước thải chưa qua xử lý là từ 20-60m3/ngày đêm tùy theo sản lượng chế biến thủy sản.
Mặc dù, Công ty Chế biến và Đóng gói Thủy hải sản có xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp cấy vi sinh nhưng do men vi sinh chưa đạt nên toàn bộ nước thải của nhà máy được bơm vào bể chứa cho bớt mùi hôi rồi xả thẳng ra môi trường thông qua hệ thống mương hở phía sau nhà máy qua rừng cao su rồi chảy ra suối…
Tảng băng chìm...
Kênh Ba Bò, suối Siệp…là những con kênh, suối "nổi tiếng" oằn mình vì nguồn nước đen do doanh nghiệp vô tư xả thẳng ra đây.
Nhiều ngày qua ở Bình Dương liên tục xảy ra mưa, nhưng điều lạ lùng là ở khu vực xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên cứ có mưa là nước bắt đầu hôi thối.
Người dân sống hai bên đường ĐT746, thuộc xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, đoạn từ đầu Khu công nghiệp Nam Tân Uyên đến cuối dốc trại phong Bến Sắn, và cả người đi đường cũng đều than vì mùi hôi thối bốc lên từ hệ thống mương thoát nước dọc đường. Điều lạ thường là lúc trời mưa nước dưới mương chảy ồ ạt và sủi bọt trắng xóa...
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Khánh Bình Nguyễn Văn Thương cho biết đoạn mương trên vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng từ cuối năm ngoái 2009. Vấn đề hôi thối, địa phương có nghe dân phản ánh và đã tiến hành kiểm tra nhưng chưa tìm ra “thủ phạm.”
Trong khu vực chỉ có ba đơn vị lớn có nước thải là Công ty Giấy Hùng Hưng, Công ty Gốm sứ Asia và chợ Quang Vinh. Phân loại cho thấy Công ty Giấy Hùng Hưng đã ký hợp đồng xử lý nước thải với lưu lượng 300-400m3/ngày đêm với Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Công ty Asia sản xuất gốm sứ không có nước thải, chỉ có nước mưa và đang xây dựng hệ thống đấu nối. Vậy nguồn nước hôi thối xuất phát từ đâu, hiện xã Khánh Bình vẫn đang truy xét điều tra.
Trong khi đó, khu vực xã An Phú, huyện Thuận An cứ mưa là đường ngập, khi đường ngập nguồn nước đen tuôn ra hôi thối. Qua tìm hiểu, hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực xã An Phú, huyện Thuận An sản xuất không có hệ thống xả thải tập trung. Đợi mưa đến thì có cơ hội mới xả, xả lén chứ không còn cách nào khác bởi bao quanh các nhà máy đều là khu dân cư không có một hệ thống thoát nước dành riêng cho xả thải nước sản xuất công nghiệp cho dù chưa qua xử lý.
Việc xả này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường nắm được từ lâu. Tuy nhiên, đây là hệ lụy của quá trình thu hút đầu tư thiếu đánh giá tác động môi trường.
Hồi năm ngoái, vụ bể hồ chứa chất thải của Công ty San Meguel ở huyện Bến Cát gây nên một thảm kịch cho dòng sông Thị Tính khiến hàng trăm hộ ngư dân sống bằng nghề đánh bắt ở thị trấn Mỹ Phước, xã An Điền đột ngột “treo lưới” nhiều tháng trời, thậm chí những hộ nuôi cá cũng chết đứng vì gặp nguồn nước ô nhiễm cá chết trắng hồ, đột nhiên trắng tay.
Trở lại điểm nóng huyện Thuận An, thêm nhiều thông tin đau lòng đó là vườn trái cây Lái Thiêu nổi tiếng một thời cũng dần tàn lụi. Theo nhiều người dân, nguồn nước thải của các nhà máy, xí nghiệp đen ngòm rót xuống các dòng kênh và sông Sài Gòn chính là thủ phạm "bức tử" vườn cây. Cây không cho trái là do nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp chảy ra, bị "ngộ độc" cây rụng lá làm sao ra bông mà có trái .../.
Lén xả nước thải...
Chỉ trong hai ngày 6-7/10, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, Công an tỉnh Bình Dương “sờ gáy” hai doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thuận An (Bình Dương) xả nguồn nước bẩn ra hệ thống nước mưa.
Trên kênh 5 và 6 nguồn nước có mùa nâu vàng, hôi hám chảy xối xả ra kênh. Mặc dù vào thời điểm kiểm tra trời không mưa, nhưng nguồn nước trong Khu công nghiệp Đồng An 1 chảy như suối không bao giờ ngừng.
Tại hiện trường, hệ thống thu gom nước mưa không chỉ đơn thuần xả nước mưa mà dưới các cống sau khi bung nắp kiểm tra điều phát hiện có nguồn nước bẩn lẫn lộn. Đơn vị chủ quản Khu công nghiệp Đồng An 1 đã bị lập biên bản về thực trạng quản lý môi trường có một số vấn đề cần phải làm rõ thêm.
Tuy nhiên, phải làm tới đâu để ngăn chặn các doanh nghiệp xả thẳng nguồn nước sản xuất công nghiệp ra môi trường đang là câu hỏi lớn thách thức các nhà chức trách của Bình Dương.
Bởi chỉ một ngày sau, chính lực lượng Cảnh sát môi trường Bình Dương phát hiện thêm Công ty Hằng Thắng chuyên chế biến đồ gỗ tại huyện Thuận An cũng có biểu hiện “gian dối” tương tự trong việc xả thải nguồn nước sản xuất.
Tại khu vực nhà máy, dưới cống nước mưa lực lượng chức năng tìm thấy nguồn nước bẩn lẫn lộn. Thậm chí, bên hông tường nhà máy có hai lỗ thông ra bên ngoài có biểu hiện tuồn nước ra môi trường. Đại diện doanh nghiệp biện minh lỗ thủng do chuột khoét lỗ và kẻ trộm đục tường vào lấy máy bơm?
Cũng tại huyện Thuận An, đầu năm 2010, lực lượng cảnh sát môi trường bắt hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Việt Hương 1 bị cấm đấu nối vào hệ thống xử lý nước tập trung, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động trong nhiều năm.
Trở ngược về thượng nguồn tại huyện Bến Cát, ngày 27/8, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Bộ Công an đã bắt quả tang chi nhánh Công ty Chế Biến và Đóng gói Thủy hải sản (tại ấp Ông Chài, xã Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước thải, mẫu đất để phân tích. Qua kiểm tra, hệ thống xả thải được thiết kế chôn ngầm dưới đất bằng một ống nhựa phi 900mm, chiều dài của ống nhựa khoảng 80m. Theo thiết kế, đây là ống xả nước thải đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn để đưa ra môi trường.
Từ miệng ống xả nước thải chảy qua hệ thống mương hở có chiều ngang khoảng 2m, sâu khoảng 1m, chiều dài khoảng 3.000m là tới suối Ông Chài. Bình quân lượng nước thải chưa qua xử lý là từ 20-60m3/ngày đêm tùy theo sản lượng chế biến thủy sản.
Mặc dù, Công ty Chế biến và Đóng gói Thủy hải sản có xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp cấy vi sinh nhưng do men vi sinh chưa đạt nên toàn bộ nước thải của nhà máy được bơm vào bể chứa cho bớt mùi hôi rồi xả thẳng ra môi trường thông qua hệ thống mương hở phía sau nhà máy qua rừng cao su rồi chảy ra suối…
Tảng băng chìm...
Kênh Ba Bò, suối Siệp…là những con kênh, suối "nổi tiếng" oằn mình vì nguồn nước đen do doanh nghiệp vô tư xả thẳng ra đây.
Nhiều ngày qua ở Bình Dương liên tục xảy ra mưa, nhưng điều lạ lùng là ở khu vực xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên cứ có mưa là nước bắt đầu hôi thối.
Người dân sống hai bên đường ĐT746, thuộc xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, đoạn từ đầu Khu công nghiệp Nam Tân Uyên đến cuối dốc trại phong Bến Sắn, và cả người đi đường cũng đều than vì mùi hôi thối bốc lên từ hệ thống mương thoát nước dọc đường. Điều lạ thường là lúc trời mưa nước dưới mương chảy ồ ạt và sủi bọt trắng xóa...
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Khánh Bình Nguyễn Văn Thương cho biết đoạn mương trên vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng từ cuối năm ngoái 2009. Vấn đề hôi thối, địa phương có nghe dân phản ánh và đã tiến hành kiểm tra nhưng chưa tìm ra “thủ phạm.”
Trong khu vực chỉ có ba đơn vị lớn có nước thải là Công ty Giấy Hùng Hưng, Công ty Gốm sứ Asia và chợ Quang Vinh. Phân loại cho thấy Công ty Giấy Hùng Hưng đã ký hợp đồng xử lý nước thải với lưu lượng 300-400m3/ngày đêm với Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Công ty Asia sản xuất gốm sứ không có nước thải, chỉ có nước mưa và đang xây dựng hệ thống đấu nối. Vậy nguồn nước hôi thối xuất phát từ đâu, hiện xã Khánh Bình vẫn đang truy xét điều tra.
Trong khi đó, khu vực xã An Phú, huyện Thuận An cứ mưa là đường ngập, khi đường ngập nguồn nước đen tuôn ra hôi thối. Qua tìm hiểu, hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực xã An Phú, huyện Thuận An sản xuất không có hệ thống xả thải tập trung. Đợi mưa đến thì có cơ hội mới xả, xả lén chứ không còn cách nào khác bởi bao quanh các nhà máy đều là khu dân cư không có một hệ thống thoát nước dành riêng cho xả thải nước sản xuất công nghiệp cho dù chưa qua xử lý.
Việc xả này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường nắm được từ lâu. Tuy nhiên, đây là hệ lụy của quá trình thu hút đầu tư thiếu đánh giá tác động môi trường.
Hồi năm ngoái, vụ bể hồ chứa chất thải của Công ty San Meguel ở huyện Bến Cát gây nên một thảm kịch cho dòng sông Thị Tính khiến hàng trăm hộ ngư dân sống bằng nghề đánh bắt ở thị trấn Mỹ Phước, xã An Điền đột ngột “treo lưới” nhiều tháng trời, thậm chí những hộ nuôi cá cũng chết đứng vì gặp nguồn nước ô nhiễm cá chết trắng hồ, đột nhiên trắng tay.
Trở lại điểm nóng huyện Thuận An, thêm nhiều thông tin đau lòng đó là vườn trái cây Lái Thiêu nổi tiếng một thời cũng dần tàn lụi. Theo nhiều người dân, nguồn nước thải của các nhà máy, xí nghiệp đen ngòm rót xuống các dòng kênh và sông Sài Gòn chính là thủ phạm "bức tử" vườn cây. Cây không cho trái là do nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp chảy ra, bị "ngộ độc" cây rụng lá làm sao ra bông mà có trái .../.
Dương Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)