Ngay từ đầu năm 2021 nước sông Đà xuống thấp hơn mọi năm và hình ảnh hồ Hòa Bình mênh mang, xanh ngắt thường thấy đã không còn. Trong ảnh: Rất nhiều cá lồng khu vực các xã Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương của huyện Đà Bắc bị chết do sặc bùn đỏ và thiếu ôxy nghiêm trọng bởi nước hồ Hòa Bình bị cạn. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Tính riêng trong tháng 11/2021, mực nước tại hồ chứa thủy điện Hòa Bình chưa bao giờ vượt quá 103m, đây là mức cạn nhất trong suốt 30 năm qua, điều này đồng nghĩa với việc hồ Hòa Bình đang bị thiếu hụt 2,9 tỷ m3 nước, tương đương 50% dung tích thiết kế. Trong ảnh: Hình ảnh khô hạn và nứt nẻ của lòng sông Đà khi thiếu nước trên nhánh sông chảy về Hiền Lương, huyện Đà Bắc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lượng nước về các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Đà trong mùa mưa năm 2021 nay chỉ bằng khoảng 60-70% so với trung bình nhiều năm, đặc biệt các lưu vực giữa của hồ Hòa Bình và Sơn La chỉ bằng 20-60% so với trung bình nhiều năm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Ngay từ đầu năm 2021 nước sông Đà xuống thấp hơn mọi năm và hình ảnh hồ Hòa Bình mênh mang, xanh ngắt thường thấy đã không còn. Trong ảnh: Hình ảnh khô hạn và nứt nẻ của lòng sông Đà khi thiếu nước trên nhánh sông chảy về Hiền Lương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cuộc sống của người dân và sự toàn vẹn của hệ sinh thái tự nhiên vùng lòng hồ Hòa Bình rồi sẽ ra sao khi sinh kế của nhiều hộ gia đình đang gắn chặt với vùng hồ. Trong ảnh: Người dân xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc đi làm về và băng tắt ngay trên lòng sông Đà bị cạn nước và nứt nẻ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Một thân cây cổ thụ vẫn sừng sững nơi lòng hồ khô cạn, đoạn thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Lúc bình thường, khi nước hồ Hòa Bình đầy sẽ vượt qua ngọn của thân cây khô này. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Người dân nơi đây tìm bắt những con cá suối nhỏ ngay trên vùng lòng hồ cạn nước đoạn qua xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Một gốc cây chết khô nằm ngay dưới lòng hồ nứt nẻ trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Tình trạng thiếu hụt nước nghiêm trọng của hồ Hòa Bình kéo dài nhiều năm qua. Điều này đã tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên của dòng sông và sinh kế của người dân trên vùng lòng hồ. Trong ảnh: Những bè cá lồng của người dân không kịp di dời bị mắc cạn lại ngay trên vùng đất mà trước đó còn ngập nước có độ sâu khoảng hơn 10m. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Hình ảnh cạn trơ đáy sông của nhánh sông Đà chảy về địa phận xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, nơi nhiều năm trước luôn đầy ắp nước xanh trong mêng mông. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nắng nóng thiêu đốt kéo dài cả mấy tháng mùa Hè, nước hồ tại các nhánh về huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu rút đi nhiều làm hồ cạn trơ đáy. Trong ảnh: Một nhánh sông Đà bị cạn nước và những lồng cá của người dân bị mặc kẹt lại trên vùng đất cạn ở xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Ở các xã ven hồ Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong của huyện Đà Bắc - vùng trọng điểm nuôi cá lồng bè của tỉnh Hòa Bình, đã thiệt hại khoảng 30 tấn cá bị chết do sặc bùn, nắng nóng và bởi nước hồ Hòa Bình xuống thấp. Trong ảnh: Chị Đinh Thị Thọ, xã Tiền Phong buồn bã vớt những con cá trắm đen to bị chết tại các lồng nuôi của gia đình do bị sặc bùn và thiếu ôxy. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Anh Đinh Công Tiện, xóm Điêng Lựng, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc có 7 lồng bè nuôi cá lồng, chỉ trong ngày 6/7/2021, do nước hồ rút nhanh nên gần 1 tấn cá chủ yếu là cá lăng, chiên, trắm đen tại các lồng nuôi của gia đình chị bị chết do sặc bùn dẫn đến tình trạng thiếu ôxy. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Hồ Hòa Bình nhiều năm trở lại đây đang sụt giảm lượng nước một cách đáng báo động, điều này đang xảy ra trong nhiều năm trở lại đây khi thực trang biến đổi khí hậu đang ngày một diễn ra một cách khắc nghiệt. Trong ảnh: Hồ Hòa Bình đang cạn dần theo từng năm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Một nhánh sông Đà chảy về xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc nhiều tháng qua đã cạn trơ đáy. Những năm trước, tàu du lịch có thể đưa du khách đi qua nơi đây để ghé thăm các Homestay của xã Hiền Lương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)