Các báo cáo về lợi nhuận yếu kém và dự báo triển vọng kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp Mỹ đã tăng thêm phần u ám cho các thị trường toàn cầu, đồng thời đẩy các chỉ số chứng khoán Mỹ “lao dốc” mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 243,36 điểm, tương đương 1,82%, xuống còn 13.102,53 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng hạ 20,71 điểm (1,44%), xuống 1.413,11 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq mất 26,49 điểm (0,88%), đóng cửa ở mức 2.990,46 điểm.
Đà tăng yếu ớt của phiên giao dịch đầu tuần không thể tiếp tục duy trì trên Phố Wall trong ngày 23/10, khi mà một loạt các tập đoàn công nghiệp lớn của Mỹ như DuPont, United Technologies, UPS, Xerox,...đều bước vào mùa công bố lợi nhuận với kết quả đáng thất vọng. Đặc biệt, cổ phiếu của tập đoàn hóa chất Dupont dẫn đầu nhóm các mã cổ phiếu giảm giá của Dow Jones trong phiên này, sau khi công bố lợi nhuận giảm tới 98% trong quý 3/2012, đồng thời hạ thấp triển vọng kinh doanh trong cả năm nay do tác động tiêu cực từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Dupont cho biết tập đoàn này sẽ cắt giảm khoảng 1.500 việc làm trong vòng 18 tháng tới.
Theo số liệu của Thomson Reuters, tính tới nay, đã có hàng loạt doanh nghiệp công bố báo cáo lợi nhuận quý 3/2012 không được như kỳ vọng của giới đầu tư. Trong số 29% doanh nghiệp thuộc S&P 500 đã công bố báo cáo, chỉ có 37% công bố doanh thu vượt dự báo.
Cũng trong phiên giao dịch này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau “tụt” điểm, do số liệu kinh doanh yếu kém của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 3/2012, cũng như mối lo ngày càng gia tăng về cuộc khủng hoảng nợ công tại Tây Ban Nha, khi mà các cuộc biểu tình phản đối chính sách khắc khổ tại nước này đang có xu hướng “nóng lên.”
Thêm vào đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha - nhân tố đang được các quỹ tín dụng quốc tế theo dõi sát sao trước khi quyết định trao cho Madrid gói cứu trợ tài chính - cũng bật tăng trong cùng ngày, sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody’s quyết định hạ mức xếp hạng tín nhiệm của năm khu vực của Tây Ban Nha.
Kết thúc phiên 23/10 tại London, chỉ số FTSE 100 hạ 1,44% xuống 5.797,91 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng giảm 2,2%, xuống 3 .406,50 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 2,11%, xuống 7.173,69 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 24/10 tại thị trường châu Á, diễn biến tại các sàn chứng khoán cũng không khá hơn, khi mà giới đầu tư tỏ ra thất vọng trước kết quả kinh doanh quý 3/2012 của các doanh nghiệp Mỹ. Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 117,84 điểm (1,31%), xuống 8.896,41 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt chìm trong “sắc đỏ”. Đầu phiên, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 5,48 điểm (0,26%) và 135,96 điểm (0,63%), xuống 2.108,97 điểm và 21.561,59 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 243,36 điểm, tương đương 1,82%, xuống còn 13.102,53 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng hạ 20,71 điểm (1,44%), xuống 1.413,11 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq mất 26,49 điểm (0,88%), đóng cửa ở mức 2.990,46 điểm.
Đà tăng yếu ớt của phiên giao dịch đầu tuần không thể tiếp tục duy trì trên Phố Wall trong ngày 23/10, khi mà một loạt các tập đoàn công nghiệp lớn của Mỹ như DuPont, United Technologies, UPS, Xerox,...đều bước vào mùa công bố lợi nhuận với kết quả đáng thất vọng. Đặc biệt, cổ phiếu của tập đoàn hóa chất Dupont dẫn đầu nhóm các mã cổ phiếu giảm giá của Dow Jones trong phiên này, sau khi công bố lợi nhuận giảm tới 98% trong quý 3/2012, đồng thời hạ thấp triển vọng kinh doanh trong cả năm nay do tác động tiêu cực từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Dupont cho biết tập đoàn này sẽ cắt giảm khoảng 1.500 việc làm trong vòng 18 tháng tới.
Theo số liệu của Thomson Reuters, tính tới nay, đã có hàng loạt doanh nghiệp công bố báo cáo lợi nhuận quý 3/2012 không được như kỳ vọng của giới đầu tư. Trong số 29% doanh nghiệp thuộc S&P 500 đã công bố báo cáo, chỉ có 37% công bố doanh thu vượt dự báo.
Cũng trong phiên giao dịch này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau “tụt” điểm, do số liệu kinh doanh yếu kém của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 3/2012, cũng như mối lo ngày càng gia tăng về cuộc khủng hoảng nợ công tại Tây Ban Nha, khi mà các cuộc biểu tình phản đối chính sách khắc khổ tại nước này đang có xu hướng “nóng lên.”
Thêm vào đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha - nhân tố đang được các quỹ tín dụng quốc tế theo dõi sát sao trước khi quyết định trao cho Madrid gói cứu trợ tài chính - cũng bật tăng trong cùng ngày, sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody’s quyết định hạ mức xếp hạng tín nhiệm của năm khu vực của Tây Ban Nha.
Kết thúc phiên 23/10 tại London, chỉ số FTSE 100 hạ 1,44% xuống 5.797,91 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng giảm 2,2%, xuống 3 .406,50 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 2,11%, xuống 7.173,69 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 24/10 tại thị trường châu Á, diễn biến tại các sàn chứng khoán cũng không khá hơn, khi mà giới đầu tư tỏ ra thất vọng trước kết quả kinh doanh quý 3/2012 của các doanh nghiệp Mỹ. Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 117,84 điểm (1,31%), xuống 8.896,41 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt chìm trong “sắc đỏ”. Đầu phiên, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 5,48 điểm (0,26%) và 135,96 điểm (0,63%), xuống 2.108,97 điểm và 21.561,59 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)