Thời gian gần đây, tình trạng chiếm dụng hè, đường kinh doanh, buôn bán, trông giữ xe trên nhiều tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội lại tiếp tục tái diễn nhưng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lại gặp nhiều khó khăn.
[Kiên quyết lập trật tự vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội]
Theo ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, do quận quá thiếu các điểm trông giữ xe, hầu hết các điểm đỗ xe hiện có đều không đủ tiêu chuẩn xây dựng bãi đỗ chỉ được cấp phép tạm thời, nên việc xử lý các điểm trông giữ xe trái phép gặp nhiều khó khăn, xử lý chỗ này lại phát sinh chỗ khác. Mặt khác, toàn quận hiện có 300 tự quản viên làm nhiệm vụ kiểm tra, nhưng họ lại không có quyền xử lý vi phạm, do đó hiệu quả xử lý vi phạm rất hạn chế.
Trên thực tế, ngay khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục bên cạnh hồ Hoàn Kiếm chỉ có một điểm trông giữ xe được cấp phép, nhưng vào những đêm cuối tuần ở đây phát sinh thêm một vài điểm do các hộ dân tổ chức trông giữ trên vỉa hè, giá vé 20.000 đồng/xe. Nhân viên ra tận ngoài đường nhận xe, phát vé, nhưng dắt xe sâu vào trong ngõ khiến người gửi phải rất vất vả mới nhận được xe.
Ngoài ra, tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè bán hàng cũng diễn ra khá phổ biến tại các khu phố trung tâm thương mại như Hàng Ngang, Hàng Đào, ảnh hưởng đối với người tham gia giao thông và mỹ quan đô thị. Việc tuyên truyền cho các chủ hộ kinh doanh buôn bán, cũng như người dân đến mua bán tại đây cũng gặp khó khăn do thói quen "tiện đâu, mua đấy" và vỉa hè vốn là " cần câu cơm" của nhiều hộ gia đình.
Qua một năm triển khai thực hiện Kế hoạch 84/KH-UBND về lập lại trật tự giao thông, đô thị trên địa bàn, các lực lượng chức năng của quận Hoàn Kiếm đã kiểm tra, xử lý 42.968 trường hợp, phạt hành chính trên 10,5 tỷ đồng. Trong đó, 2.651 trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, 39.779 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, đỗ dừng xe tùy tiện đã giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng trên, cùng với tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không được bày bán hàng lấn chiếm vỉa hè, đồng thời vận động người dân từ bỏ thói quen dừng đỗ ngay trên đường để mua bán tại các cửa hàng mặt phố./.
[Kiên quyết lập trật tự vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội]
Theo ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, do quận quá thiếu các điểm trông giữ xe, hầu hết các điểm đỗ xe hiện có đều không đủ tiêu chuẩn xây dựng bãi đỗ chỉ được cấp phép tạm thời, nên việc xử lý các điểm trông giữ xe trái phép gặp nhiều khó khăn, xử lý chỗ này lại phát sinh chỗ khác. Mặt khác, toàn quận hiện có 300 tự quản viên làm nhiệm vụ kiểm tra, nhưng họ lại không có quyền xử lý vi phạm, do đó hiệu quả xử lý vi phạm rất hạn chế.
Trên thực tế, ngay khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục bên cạnh hồ Hoàn Kiếm chỉ có một điểm trông giữ xe được cấp phép, nhưng vào những đêm cuối tuần ở đây phát sinh thêm một vài điểm do các hộ dân tổ chức trông giữ trên vỉa hè, giá vé 20.000 đồng/xe. Nhân viên ra tận ngoài đường nhận xe, phát vé, nhưng dắt xe sâu vào trong ngõ khiến người gửi phải rất vất vả mới nhận được xe.
Ngoài ra, tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè bán hàng cũng diễn ra khá phổ biến tại các khu phố trung tâm thương mại như Hàng Ngang, Hàng Đào, ảnh hưởng đối với người tham gia giao thông và mỹ quan đô thị. Việc tuyên truyền cho các chủ hộ kinh doanh buôn bán, cũng như người dân đến mua bán tại đây cũng gặp khó khăn do thói quen "tiện đâu, mua đấy" và vỉa hè vốn là " cần câu cơm" của nhiều hộ gia đình.
Qua một năm triển khai thực hiện Kế hoạch 84/KH-UBND về lập lại trật tự giao thông, đô thị trên địa bàn, các lực lượng chức năng của quận Hoàn Kiếm đã kiểm tra, xử lý 42.968 trường hợp, phạt hành chính trên 10,5 tỷ đồng. Trong đó, 2.651 trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, 39.779 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, đỗ dừng xe tùy tiện đã giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng trên, cùng với tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không được bày bán hàng lấn chiếm vỉa hè, đồng thời vận động người dân từ bỏ thói quen dừng đỗ ngay trên đường để mua bán tại các cửa hàng mặt phố./.
Tuyết Mai (TTXVN)