Ông David Beers, phụ trách bộ phận định giá tín nhiệm toàn cầu của Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Stadard & Poor's (S&P), ngày 26/8 nói rằng sự lao dốc của các thị trường chứng khoán trong tháng 8/2011 là do lòng tin của giới đầu tư ngày càng sa sút, chứ không phải do quyết định của S&P đánh tụt điểm tín dụng nợ của Mỹ, đồng thời cảnh báo các quốc gia phát triển vẫn cần phải phối hợp hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Ngày 5/8, chỉ vài ngày sau khi Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ đạt được đồng thuận về dự luật nâng trần nợ và cắt giảm thâm hụt ngân sách, S&P đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất của Mỹ từ AAA xuống AA+, động thái làm trầm trọng thêm sự xáo trộn trên các thị trường chứng khoán thế giới, vốn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu cũng như những quan ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ rơi trở lại suy thoái.
Khi đề cập đến những chỉ trích rằng động thái mới nhất của S&P đã gây bất ổn cho các thị trường, ông Beers nêu rõ: "Thật quá đơn giản khi nói rằng sự chao đảo trên các thị trường là do sự kiện S&P hạ điểm tín nhiệm của Mỹ gây ra".
Chỉ số chứng khoán toàn cầu (MSCI) đã giảm hơn 17% từ mức đỉnh điểm hồi tháng 5/2011, giữa lúc các thị trường mất niềm tin vào khả năng giải quyết gánh nặng nợ của giới chính trị gia tại những nước giàu. Các quan chức của S&P nói rằng quyết định của S&P hạ điểm tín dụng của Mỹ chủ yếu dựa trên quan điểm: các chính trị gia ở Washington đã trở nên chia rẽ trong vấn đề giảm chi tiêu ngân sách và việc thông qua các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách bổ sung vào năm tới khó có thể được đảm bảo.
Tại châu Âu, các nhà đầu tư ngày càng lo ngại rằng giới lãnh đạo Eurozone đã không có khả năng ngăn chặn cuộc khủng hoản nợ trong khu vực, bắt nguồn từ Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ailen và đang đe doạ các nền kinh tế khác như Italy và Tây Ban Nha. Trong khi đó, Nhật Bản, với nợ công lớn gấp đôi quy mô nền kinh tế, đang tìm kiếm nhà lãnh đạo thứ sáu chỉ trong vòng 5 năm sau khi Thủ tướng Naoto Kan tuyên bố từ chức ngày 26/8.
Phát biểu trước báo giới tại một họp ở Singapore, ông Beers nói: "Chúng tôi đang đợi xem liệu chính phủ các quốc gia phát triển có thể chung tay hành động để giải quyết các vấn đề ngắn và dài hạn hay không". Ông nói thêm các công cụ tiền tệ và tài chính - có thể được sử dụng để thúc đẩy đà tăng trưởng yếu ớt - sẽ là những công cụ hạn chế nếu các hộ gia đình tại những nước giàu tiếp tục chú trọng việc giảm nợ hơn là tăng chi tiêu.
Theo chuyên gia Beers, một trong những bài học từ cuộc khủng hoảng này, có thể được áp dụng cho nhiều nước không chỉ có Mỹ, là những hạn chế của các chính sách tài chính và tiền tệ.
Theo S&P, mặc dù được đánh giá là có triển vọng ổn định, các nước châu Á vẫn đang phải đối mặt với một số nguy cơ suy giảm.
Giám đốc điều hành S&P Elena Okorotchenko nhận định hầu hết các nền kinh tế châu Á - nhất là Singapore, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan với thị phần xuất khẩu sang các nước phương Tây lớn hơn - sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế Mỹ hoặc châu Âu tiếp tục tăng trưởng chậm lại./.
Ngày 5/8, chỉ vài ngày sau khi Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ đạt được đồng thuận về dự luật nâng trần nợ và cắt giảm thâm hụt ngân sách, S&P đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất của Mỹ từ AAA xuống AA+, động thái làm trầm trọng thêm sự xáo trộn trên các thị trường chứng khoán thế giới, vốn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu cũng như những quan ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ rơi trở lại suy thoái.
Khi đề cập đến những chỉ trích rằng động thái mới nhất của S&P đã gây bất ổn cho các thị trường, ông Beers nêu rõ: "Thật quá đơn giản khi nói rằng sự chao đảo trên các thị trường là do sự kiện S&P hạ điểm tín nhiệm của Mỹ gây ra".
Chỉ số chứng khoán toàn cầu (MSCI) đã giảm hơn 17% từ mức đỉnh điểm hồi tháng 5/2011, giữa lúc các thị trường mất niềm tin vào khả năng giải quyết gánh nặng nợ của giới chính trị gia tại những nước giàu. Các quan chức của S&P nói rằng quyết định của S&P hạ điểm tín dụng của Mỹ chủ yếu dựa trên quan điểm: các chính trị gia ở Washington đã trở nên chia rẽ trong vấn đề giảm chi tiêu ngân sách và việc thông qua các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách bổ sung vào năm tới khó có thể được đảm bảo.
Tại châu Âu, các nhà đầu tư ngày càng lo ngại rằng giới lãnh đạo Eurozone đã không có khả năng ngăn chặn cuộc khủng hoản nợ trong khu vực, bắt nguồn từ Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ailen và đang đe doạ các nền kinh tế khác như Italy và Tây Ban Nha. Trong khi đó, Nhật Bản, với nợ công lớn gấp đôi quy mô nền kinh tế, đang tìm kiếm nhà lãnh đạo thứ sáu chỉ trong vòng 5 năm sau khi Thủ tướng Naoto Kan tuyên bố từ chức ngày 26/8.
Phát biểu trước báo giới tại một họp ở Singapore, ông Beers nói: "Chúng tôi đang đợi xem liệu chính phủ các quốc gia phát triển có thể chung tay hành động để giải quyết các vấn đề ngắn và dài hạn hay không". Ông nói thêm các công cụ tiền tệ và tài chính - có thể được sử dụng để thúc đẩy đà tăng trưởng yếu ớt - sẽ là những công cụ hạn chế nếu các hộ gia đình tại những nước giàu tiếp tục chú trọng việc giảm nợ hơn là tăng chi tiêu.
Theo chuyên gia Beers, một trong những bài học từ cuộc khủng hoảng này, có thể được áp dụng cho nhiều nước không chỉ có Mỹ, là những hạn chế của các chính sách tài chính và tiền tệ.
Theo S&P, mặc dù được đánh giá là có triển vọng ổn định, các nước châu Á vẫn đang phải đối mặt với một số nguy cơ suy giảm.
Giám đốc điều hành S&P Elena Okorotchenko nhận định hầu hết các nền kinh tế châu Á - nhất là Singapore, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan với thị phần xuất khẩu sang các nước phương Tây lớn hơn - sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế Mỹ hoặc châu Âu tiếp tục tăng trưởng chậm lại./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)