Lễ hội truyền thống Loy Krathong của người Thái diễn ra tưng bừng hằng năm vào đêm trăng tròn tháng 12 (theo âm lịch của Thái Lan và thường rơi vào tháng 11 dương lịch) ở khắp mọi nơi trên “đất nước của những nụ cười.”
Tại lễ hội năm nay, người dân Bangkok náo nức đổ ra bờ sông Chao Phaya chảy qua thủ đô, hay kéo đến những hồ ao lớn ở gần nhà vào cuối buổi chiều ngày 21/11 để vui hội và cầu chúc những điều tốt lành.
Trong tiếng Thái, “loy” có nghĩa là thả nổi và “ krathong” có nghĩa là hoa đăng - được trang trí công phu bằng hoa tươi, lá cây đan kết thành bông hoa sen, có nến và nhang thơm.
Thắp sáng krathong rồi thả chiếc hoa đăng có đế làm bằng một khúc nhỏ của thân cây chuối, trái dừa hay vật liệu có thể nổi trên mặt nước này xuống dòng nước là nét đặc trưng của lễ hội, khi tín ngưỡng cùng với nhu cầu vui chơi giải trí hòa trộn với nhau tạo nên tinh thần của ngày hội.
Lễ hội Loy Krathong luôn là một sự kiện thu hút du khách gần xa, nhất là khi pháo hoa làm rực sáng màn đêm lung linh kỳ ảo, soi chiếu cuộc diễu hành của những chiếc thuyền bè có kết thắp muôn vàn bóng đèn điện đang từ từ chạy qua nhiều dinh thự, di tích và cảnh quan hai bên bờ sông tỏa sáng.
Rất nhiều người tin rằng nếu có thể giữ cho ngọn nến trong krathong cháy tận cho đến khi khuất khỏi tầm mắt thì có nghĩa là krathong đó đã mang đi những điều xấu và đem đến may mắn cho người thành tâm. Tỏ lòng tôn kính với Mẹ Nước và cầu xin Mẹ tha thứ cho những việc làm không tốt trong quá khứ, hầu hết mọi người dân Thái Lan đều quan niệm rằng vui thả krathong cũng là để cầu chúc cho một năm mới đang đến, hy vọng về sự khởi đầu lạc quan của mọi việc.
Ngoài Bangkok, nơi Nhà Vua Bhumibol Adulyadej và công chúa Maha Chakri Sirindhorn cùng tham dự, khá nhiều sự kiện và chương trình hấp dẫn khác cũng đồng thời diễn ra tại những danh lam thắng cảnh và địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan, vì lễ hội mừng Nữ thần nước và mừng ánh sáng thiên nhiên trong đêm trăng tròn là một trong các lễ hội truyền thống của người Thái.
Ở Sukhothai, kinh đô đầu tiên của triều đại Sukhothai từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 14, diễn ra lễ tạ ơn Nữ thần nước “Phra Mae Khongkha,” lễ mừng ánh sáng và tưởng nhớ vị vua Ramkhahaeng vĩ đại với chương trình biểu diễn ánh sáng và âm thanh.
Cuộc thi chọn hoa hậu “Nang Nopphamas” nhiều khi cũng được tổ chức ở tỉnh miền Bắc Thái Lan này và là nơi đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào cuối năm 1991 này. Theo truyền thuyết, Noppamas, một nàng hầu xinh đẹp của vua Loethai (thế kỷ XIV), chính là người đầu tiên thả krathong trước khi lan truyền ra khắp Thái Lan.
Tại Chiang Mai, ngoài tiết mục thả trôi những krathong lấp lánh sắc màu, còn diễn ra nghi thức thả đèn lồng “Yi peng loy krathong.”
Còn người dân ở Tak, một tỉnh giáp biên giới với Myanmar, có thói quen tạo ra những chiếc “krathong sai” thả nổi trên sông Ping tạo thành một chuỗi ánh sáng lấp lánh. Trong đêm mừng ánh sáng và Nữ thần nước, người dân Tak còn tổ chức cuộc thi chọn krathong sai, thường được làm từ vỏ quả dừa và kết bằng những tán lá dừa thay vì dùng lá chuối như phần lớn những nơi khác.
Điều đáng chú ý tại lễ hội năm nay là bên cạnh việc tổ chức hòa nhạc và cuộc thi người đẹp Nang Nopphamas quốc tế lần đầu tiên ở Hat Yai, tỉnh Songkhla, du khách gần xa còn được dịp tới chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác được trưng bày tại đó trong nhiều tuần./.
Tại lễ hội năm nay, người dân Bangkok náo nức đổ ra bờ sông Chao Phaya chảy qua thủ đô, hay kéo đến những hồ ao lớn ở gần nhà vào cuối buổi chiều ngày 21/11 để vui hội và cầu chúc những điều tốt lành.
Trong tiếng Thái, “loy” có nghĩa là thả nổi và “ krathong” có nghĩa là hoa đăng - được trang trí công phu bằng hoa tươi, lá cây đan kết thành bông hoa sen, có nến và nhang thơm.
Thắp sáng krathong rồi thả chiếc hoa đăng có đế làm bằng một khúc nhỏ của thân cây chuối, trái dừa hay vật liệu có thể nổi trên mặt nước này xuống dòng nước là nét đặc trưng của lễ hội, khi tín ngưỡng cùng với nhu cầu vui chơi giải trí hòa trộn với nhau tạo nên tinh thần của ngày hội.
Lễ hội Loy Krathong luôn là một sự kiện thu hút du khách gần xa, nhất là khi pháo hoa làm rực sáng màn đêm lung linh kỳ ảo, soi chiếu cuộc diễu hành của những chiếc thuyền bè có kết thắp muôn vàn bóng đèn điện đang từ từ chạy qua nhiều dinh thự, di tích và cảnh quan hai bên bờ sông tỏa sáng.
Rất nhiều người tin rằng nếu có thể giữ cho ngọn nến trong krathong cháy tận cho đến khi khuất khỏi tầm mắt thì có nghĩa là krathong đó đã mang đi những điều xấu và đem đến may mắn cho người thành tâm. Tỏ lòng tôn kính với Mẹ Nước và cầu xin Mẹ tha thứ cho những việc làm không tốt trong quá khứ, hầu hết mọi người dân Thái Lan đều quan niệm rằng vui thả krathong cũng là để cầu chúc cho một năm mới đang đến, hy vọng về sự khởi đầu lạc quan của mọi việc.
Ngoài Bangkok, nơi Nhà Vua Bhumibol Adulyadej và công chúa Maha Chakri Sirindhorn cùng tham dự, khá nhiều sự kiện và chương trình hấp dẫn khác cũng đồng thời diễn ra tại những danh lam thắng cảnh và địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan, vì lễ hội mừng Nữ thần nước và mừng ánh sáng thiên nhiên trong đêm trăng tròn là một trong các lễ hội truyền thống của người Thái.
Ở Sukhothai, kinh đô đầu tiên của triều đại Sukhothai từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 14, diễn ra lễ tạ ơn Nữ thần nước “Phra Mae Khongkha,” lễ mừng ánh sáng và tưởng nhớ vị vua Ramkhahaeng vĩ đại với chương trình biểu diễn ánh sáng và âm thanh.
Cuộc thi chọn hoa hậu “Nang Nopphamas” nhiều khi cũng được tổ chức ở tỉnh miền Bắc Thái Lan này và là nơi đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào cuối năm 1991 này. Theo truyền thuyết, Noppamas, một nàng hầu xinh đẹp của vua Loethai (thế kỷ XIV), chính là người đầu tiên thả krathong trước khi lan truyền ra khắp Thái Lan.
Tại Chiang Mai, ngoài tiết mục thả trôi những krathong lấp lánh sắc màu, còn diễn ra nghi thức thả đèn lồng “Yi peng loy krathong.”
Còn người dân ở Tak, một tỉnh giáp biên giới với Myanmar, có thói quen tạo ra những chiếc “krathong sai” thả nổi trên sông Ping tạo thành một chuỗi ánh sáng lấp lánh. Trong đêm mừng ánh sáng và Nữ thần nước, người dân Tak còn tổ chức cuộc thi chọn krathong sai, thường được làm từ vỏ quả dừa và kết bằng những tán lá dừa thay vì dùng lá chuối như phần lớn những nơi khác.
Điều đáng chú ý tại lễ hội năm nay là bên cạnh việc tổ chức hòa nhạc và cuộc thi người đẹp Nang Nopphamas quốc tế lần đầu tiên ở Hat Yai, tỉnh Songkhla, du khách gần xa còn được dịp tới chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác được trưng bày tại đó trong nhiều tuần./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)