Các số liệu do Bộ Tài chính Thái Lan và một số cơ quan trong nước hay quốc tế đưa ra gần đây cho thấy triển vọng tăng trưởng kinh tế khá ảm đạm của xứ “chùa Vàng”, do bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ lụt tồi tệ nhất ở đây trong hơn 50 năm qua và tình hình bất ổn kinh tế trên thế giới.
Ngân hàng Thái Lan (BOT) vừa hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này xuống dưới 2%, trong lúc tờ Post Today tại Bangkok cho rằng trận lũ lụt lịch sử đó có thể làm các hoạt động sản xuất và kinh doanh ở đây suy giảm ít nhất sáu tháng.
Theo Văn phòng chính sách ngân khố thuộc Bộ Tài chính Thái Lan, nhập khẩu trong tháng 10/2011 chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn đáng kể so với mức tăng 12,9% trong tháng 9/2011.
Đầu tư của khu vực tư nhân cũng bị tác động mạnh, với doanh số bán xe tải loại nhỏ - một trong những chỉ số biểu hiện mức độ hoạt động của nền kinh tế - giảm 41,8%, so với mức tăng 25,7% trong tháng trước đó.
Thuế giao dịch bất động sản và chỉ số của ngành chế tạo trong tháng 10/2011 sụt giảm lần lượt 17% và 34,5%, trong lúc sản lượng công nghiệp của Thái Lan cũng xuống dốc, do trận lũ lụt kéo dài đã buộc hàng ngàn nhà máy phải ngừng sản xuất. Còn lượng du khách đến Thái Lan chỉ tăng khiêm tốn 7%, so với mức tăng 22,7% của tháng 9/2011.
[Thủ tướng Thái Lan tin thảm họa lũ lụt sắp kết thúc]
Báo Post Today cho rằng những số liệu tiêu cực kể trên vẫn chưa phản ánh đầy đủ ảnh hưởng bất lợi của trận “đại hồng thủy,” vốn đã làm ngập lụt bảy khu công nghiệp quan trọng ở tỉnh Ayuthaya và Pathum Thani cùng với trên 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bangkok.
Hoạt động thương mại và kinh doanh tại thủ đô của Thái Lan cũng trì trệ do cư dân địa phương không còn tâm trạng nào làm việc hay đi mua sắm.
Trong quý 4 năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan dự kiến cũng sẽ tăng và chiếm khoảng 1,8-2,3% lực lượng lao động. Tình trạng nợ của các hộ gia đinh dự báo là cũng tăng lên do phải chi nhiều, trong bối cảnh đến nay nước mới rút ở 5/7 khu công nghiệp quan trọng.
Ủy ban chính sách tiền tệ của BOT tuần qua đã phải cắt giảm lãi suất xuống 3,25% lần đầu tiên trong 11 tháng qua và không loại trừ khả năng sẽ cắt giảm thêm nếu thấy cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế.
Trước đó, Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) và Văn phòng của Ngân hàng Thế giới ước tính các ngành kinh tế, thương mại và du lịch Thái Lan sẽ thiệt hại trên 1.120-1.300 tỷ bath (1 USD = khoảng 30-31 bath) tổng cộng, do tác động của trận lũ lụt tồi tệ kéo dài ở xứ “chùa Vàng.”
Con số trên tương đương 10,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Thái Lan, tức là cao hơn rất nhiều so với mức dự đoán tương đương chừng 2,32% do Ủy ban quốc gia về phát triển kinh tế và xã hội Thái Lan đưa ra trước đó.
Lũ lụt kéo dài đã tác động đến 9.800 nhà máy và cuộc sống của 660.000 người lao động ở ít nhất 8 tỉnh, thành tại Thái Lan; làm ngành công nghiệp sẽ thiệt hại gần 475 tỷ bath, chủ yếu tại bảy khu công nghiệp lớn ở tỉnh Ayuthaya và Pathum Thani.
Trong đó những doanh nghiệp sản xuất ôtô, thiết bị điện tử và đồ điện bị ảnh hưởng nhiều nhất, với riêng công nghiệp chế tạo và lắp ráp ôtô bị thiệt hại tới 180 tỷ bath.
Không chỉ làm hư hại cơ sở hạ tầng, trận “đại hồng thủy” còn ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất khẩu, làm ngành nông nghiệp và các hộ gia đình cũng như ngành du lịch và hội nghị triển lãm thiệt hại nhiều chục tỷ bạt, tước đi nhiều cơ hội làm ăn trong tương lai gần.
Có khả năng kinh tế Thái Lan năm nay chỉ tăng trưởng 1,8%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng đã được điều chỉnh xuống chỉ còn chừng 2,5%, nhưng sẽ tăng trên 4% năm tới nhờ chính phủ rót nhiều tiền cho các nỗ lực phục hồi và tái thiết sau lũ lụt./.
Ngân hàng Thái Lan (BOT) vừa hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này xuống dưới 2%, trong lúc tờ Post Today tại Bangkok cho rằng trận lũ lụt lịch sử đó có thể làm các hoạt động sản xuất và kinh doanh ở đây suy giảm ít nhất sáu tháng.
Theo Văn phòng chính sách ngân khố thuộc Bộ Tài chính Thái Lan, nhập khẩu trong tháng 10/2011 chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn đáng kể so với mức tăng 12,9% trong tháng 9/2011.
Đầu tư của khu vực tư nhân cũng bị tác động mạnh, với doanh số bán xe tải loại nhỏ - một trong những chỉ số biểu hiện mức độ hoạt động của nền kinh tế - giảm 41,8%, so với mức tăng 25,7% trong tháng trước đó.
Thuế giao dịch bất động sản và chỉ số của ngành chế tạo trong tháng 10/2011 sụt giảm lần lượt 17% và 34,5%, trong lúc sản lượng công nghiệp của Thái Lan cũng xuống dốc, do trận lũ lụt kéo dài đã buộc hàng ngàn nhà máy phải ngừng sản xuất. Còn lượng du khách đến Thái Lan chỉ tăng khiêm tốn 7%, so với mức tăng 22,7% của tháng 9/2011.
[Thủ tướng Thái Lan tin thảm họa lũ lụt sắp kết thúc]
Báo Post Today cho rằng những số liệu tiêu cực kể trên vẫn chưa phản ánh đầy đủ ảnh hưởng bất lợi của trận “đại hồng thủy,” vốn đã làm ngập lụt bảy khu công nghiệp quan trọng ở tỉnh Ayuthaya và Pathum Thani cùng với trên 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bangkok.
Hoạt động thương mại và kinh doanh tại thủ đô của Thái Lan cũng trì trệ do cư dân địa phương không còn tâm trạng nào làm việc hay đi mua sắm.
Trong quý 4 năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan dự kiến cũng sẽ tăng và chiếm khoảng 1,8-2,3% lực lượng lao động. Tình trạng nợ của các hộ gia đinh dự báo là cũng tăng lên do phải chi nhiều, trong bối cảnh đến nay nước mới rút ở 5/7 khu công nghiệp quan trọng.
Ủy ban chính sách tiền tệ của BOT tuần qua đã phải cắt giảm lãi suất xuống 3,25% lần đầu tiên trong 11 tháng qua và không loại trừ khả năng sẽ cắt giảm thêm nếu thấy cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế.
Trước đó, Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) và Văn phòng của Ngân hàng Thế giới ước tính các ngành kinh tế, thương mại và du lịch Thái Lan sẽ thiệt hại trên 1.120-1.300 tỷ bath (1 USD = khoảng 30-31 bath) tổng cộng, do tác động của trận lũ lụt tồi tệ kéo dài ở xứ “chùa Vàng.”
Con số trên tương đương 10,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Thái Lan, tức là cao hơn rất nhiều so với mức dự đoán tương đương chừng 2,32% do Ủy ban quốc gia về phát triển kinh tế và xã hội Thái Lan đưa ra trước đó.
Lũ lụt kéo dài đã tác động đến 9.800 nhà máy và cuộc sống của 660.000 người lao động ở ít nhất 8 tỉnh, thành tại Thái Lan; làm ngành công nghiệp sẽ thiệt hại gần 475 tỷ bath, chủ yếu tại bảy khu công nghiệp lớn ở tỉnh Ayuthaya và Pathum Thani.
Trong đó những doanh nghiệp sản xuất ôtô, thiết bị điện tử và đồ điện bị ảnh hưởng nhiều nhất, với riêng công nghiệp chế tạo và lắp ráp ôtô bị thiệt hại tới 180 tỷ bath.
Không chỉ làm hư hại cơ sở hạ tầng, trận “đại hồng thủy” còn ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất khẩu, làm ngành nông nghiệp và các hộ gia đình cũng như ngành du lịch và hội nghị triển lãm thiệt hại nhiều chục tỷ bạt, tước đi nhiều cơ hội làm ăn trong tương lai gần.
Có khả năng kinh tế Thái Lan năm nay chỉ tăng trưởng 1,8%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng đã được điều chỉnh xuống chỉ còn chừng 2,5%, nhưng sẽ tăng trên 4% năm tới nhờ chính phủ rót nhiều tiền cho các nỗ lực phục hồi và tái thiết sau lũ lụt./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)