Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương đến thời điểm này, lũ lụt đã làm 46 người chết, trong đó Nghệ An 16 người, Hà Tĩnh 21 người, Quảng Bình 8 người, Thanh Hóa 1 người.
Số người mất tích lên tới 21 người, trong đó Hà Tĩnh 2 người và 19 người mất tích do xe bị lật; bị thương 18 người (Nghệ An 2 người; Quảng Bình 16 người).
Mặc dù các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế mưa đã chấm dứt, lũ hạ lưu sông Cả, các sông ở Hà Tĩnh và sông Kiến Giang (Quảng Bình) tiếp tục xuống song Hà Tĩnh vẫn còn 183 xã bị ngập; Nghệ An còn 120 xã bị ngập, trong đó có 35 xã bị cô lập. Quảng Bình còn 27 xã bị ngập; Thanh Hóa 532 hộ bị ngập thuộc huyện Nông Cống.
Tổng kinh phí để khắc phục hậu quả lũ lụt ở các tỉnh lên tới 2.830 tỷ đồng.
Về giao thông, Quốc lộ 1A vẫn đang ngập 4 đoạn; đường Hồ Chí Minh ngập 5 đoạn, riêng tại km 94+470 nhánh Tây bị đứt đường dài 7m, sâu 5m. Các tuyến Quốc lộ 7, 8, 8A, 8B, 9, 15A, 46, đường nối cảng Vũng Áng-đường Hồ Chí Minh còn 18 đoạn bị ngập và một số đoạn bị sạt lở taluy âm, taluy dương; nền đường bị lũ cuốn trôi.
Đường sắt đoạn từ Nghệ An-Hà Tĩnh có 20 điểm ngập trên đỉnh ray 1m. Đặc biệt, đoạn Đức Lạc-Yên Duệ có điểm ngập 7-8m, dài 100m.
Căn cứ vào đề nghị cần cứu trợ của các tỉnh về gạo cứu đói, lúa giống và rau, khoai tây, thuốc phòng trừ dịch bệnh, kinh phí để khắc phục hậu quả, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trích 660 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2010, xuất cấp không thu tiền 11.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Mức hỗ trợ cho Hà Tĩnh là 250 tỷ đồng và 5.000 tấn gạo; Quảng Bình là 250 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo; Nghệ An là 100 tỷ đồng và 2.000 tấn gạo; Quảng Trị là 20 tỷ đồng và 500 tấn gạo; Thừa Thiên Huế là 10 tỷ đồng và 500 tấn gạo; Thanh Hóa là 30 tỷ đồng.
Số kinh phí và gạo trên bao gồm cả số kinh phí, gạo do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải quyết định hỗ trợ cho 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày 7/10.
Hôm qua (19/10), Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trích 70 tỷ đồng và xuất cấp không thu tiền 3.000 tấn gạo hỗ trợ 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị khắc phục hậu quả bão số 3 năm 2010; tạm ứng 20 tỷ đồng cho tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh mua giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 2.800 tấn hạt giống lúa, 200 tấn hạt giống ngô, 110 tấn hạt giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ 15 tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngoài số hỗ trợ trên, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính tạm ứng 25 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, tạm ứng kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai.
Đến thời điểm này, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã điều động hơn 19.300 bộ đội, chiến sỹ công an, dân quân tự vệ; 312 xuồng máy, ca nô; 1 máy bay trực thăng; Bộ Quốc phòng đã điều động vào các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh 80 chiếc xuồng, 20 máy đẩy, 7 bộ máy phát điện và 5 tấn mỳ ăn liền và lương khô giao cho Quân khu 4 phân bổ hỗ trợ cho các tỉnh.
Bộ Công an huy động lực lượng cán bộ chiến sỹ công an và phương tiện tại các tỉnh bị thiệt hại do lũ, lụt gây ra để giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Các lực lượng đã tới các địa bàn bị ngập lụt để sơ tán và cứu trợ cho dân; đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông; tổ chức cắm biển báo, phân luồng giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo tổ chức phân luồng cho tuyến Quốc lộ 1A, tập trung lực lượng sửa chữa các đoạn đường bị hư hỏng khi nước rút; tổ chức trực 24/24 tại các vị trí nguy hiểm và phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương vận chuyển hành khách trên tuyến đường sắt Bắc Nam bị ách tắc./.
Số người mất tích lên tới 21 người, trong đó Hà Tĩnh 2 người và 19 người mất tích do xe bị lật; bị thương 18 người (Nghệ An 2 người; Quảng Bình 16 người).
Mặc dù các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế mưa đã chấm dứt, lũ hạ lưu sông Cả, các sông ở Hà Tĩnh và sông Kiến Giang (Quảng Bình) tiếp tục xuống song Hà Tĩnh vẫn còn 183 xã bị ngập; Nghệ An còn 120 xã bị ngập, trong đó có 35 xã bị cô lập. Quảng Bình còn 27 xã bị ngập; Thanh Hóa 532 hộ bị ngập thuộc huyện Nông Cống.
Tổng kinh phí để khắc phục hậu quả lũ lụt ở các tỉnh lên tới 2.830 tỷ đồng.
Về giao thông, Quốc lộ 1A vẫn đang ngập 4 đoạn; đường Hồ Chí Minh ngập 5 đoạn, riêng tại km 94+470 nhánh Tây bị đứt đường dài 7m, sâu 5m. Các tuyến Quốc lộ 7, 8, 8A, 8B, 9, 15A, 46, đường nối cảng Vũng Áng-đường Hồ Chí Minh còn 18 đoạn bị ngập và một số đoạn bị sạt lở taluy âm, taluy dương; nền đường bị lũ cuốn trôi.
Đường sắt đoạn từ Nghệ An-Hà Tĩnh có 20 điểm ngập trên đỉnh ray 1m. Đặc biệt, đoạn Đức Lạc-Yên Duệ có điểm ngập 7-8m, dài 100m.
Căn cứ vào đề nghị cần cứu trợ của các tỉnh về gạo cứu đói, lúa giống và rau, khoai tây, thuốc phòng trừ dịch bệnh, kinh phí để khắc phục hậu quả, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trích 660 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2010, xuất cấp không thu tiền 11.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Mức hỗ trợ cho Hà Tĩnh là 250 tỷ đồng và 5.000 tấn gạo; Quảng Bình là 250 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo; Nghệ An là 100 tỷ đồng và 2.000 tấn gạo; Quảng Trị là 20 tỷ đồng và 500 tấn gạo; Thừa Thiên Huế là 10 tỷ đồng và 500 tấn gạo; Thanh Hóa là 30 tỷ đồng.
Số kinh phí và gạo trên bao gồm cả số kinh phí, gạo do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải quyết định hỗ trợ cho 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày 7/10.
Hôm qua (19/10), Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trích 70 tỷ đồng và xuất cấp không thu tiền 3.000 tấn gạo hỗ trợ 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị khắc phục hậu quả bão số 3 năm 2010; tạm ứng 20 tỷ đồng cho tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh mua giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 2.800 tấn hạt giống lúa, 200 tấn hạt giống ngô, 110 tấn hạt giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ 15 tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngoài số hỗ trợ trên, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính tạm ứng 25 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, tạm ứng kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai.
Đến thời điểm này, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã điều động hơn 19.300 bộ đội, chiến sỹ công an, dân quân tự vệ; 312 xuồng máy, ca nô; 1 máy bay trực thăng; Bộ Quốc phòng đã điều động vào các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh 80 chiếc xuồng, 20 máy đẩy, 7 bộ máy phát điện và 5 tấn mỳ ăn liền và lương khô giao cho Quân khu 4 phân bổ hỗ trợ cho các tỉnh.
Bộ Công an huy động lực lượng cán bộ chiến sỹ công an và phương tiện tại các tỉnh bị thiệt hại do lũ, lụt gây ra để giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Các lực lượng đã tới các địa bàn bị ngập lụt để sơ tán và cứu trợ cho dân; đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông; tổ chức cắm biển báo, phân luồng giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo tổ chức phân luồng cho tuyến Quốc lộ 1A, tập trung lực lượng sửa chữa các đoạn đường bị hư hỏng khi nước rút; tổ chức trực 24/24 tại các vị trí nguy hiểm và phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương vận chuyển hành khách trên tuyến đường sắt Bắc Nam bị ách tắc./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)