Ngày 9/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự hội nghị tham vấn ý kiến các chuyên gia hoàn thiện dự án Luật Giáo dục đại học, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý tập trung phân tích, đánh giá ưu điểm, cũng như những hạn chế của dự thảo Luật Giáo dục đại học.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành Luật Giáo dục đại học có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết, nhằm tạo một bước phát triển mới của nền giáo dục đào tạo Việt Nam, nhất là ở bậc đại học.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý... đóng góp cùng các cơ quan soạn thảo, thẩm tra chuẩn bị một cách chu đáo nhất để dự án Luật Giáo dục đại học nhận được sự đồng tình, nhất trí cao khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Bên cạnh hệ thống các quy phạm pháp luật, Dự luật được ban hành còn phải đảm bảo tính khả thi trong tổ chức, thực hiện; đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác giáo dục của đất nước.
Dự án Luật Giáo dục đại học đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2 và tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi nhằm hoàn thiện một bước trước khi trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 (5/2012).
Với tâm huyết và kinh nghiệm của những người làm công tác nghiên cứu, quản lý và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục đại học, các đại biểu dự hội nghị đã thảo luận, góp ý kiến về 6 vấn đề chủ yếu: Mô hình tổ chức, hoạt động và việc phân tầng, phân loại các cơ sở giáo dục đại học; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học về tổ chức-nhân sự, kế hoạch-tài chính, về các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; xã hội hóa giáo dục đại học, vấn đề lợi nhuận, phi lợi nhuận của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó là việc bảo đảm và kiểm định chất lượng; tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; quyền và nghĩa vụ của người học; quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, xã hội mong chờ Luật Giáo dục đại học ban hành sẽ có tác dụng thật sự vào việc chấn chỉnh, củng cố, phát triển nền giáo dục đại học nước nhà, góp phần tạo nên bước đột phá trong tiến trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa-hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Giáo sư Đặng Hữu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường đại học Quốc tế Bắc Hà nhấn mạnh: Điều cốt yếu nhất trong Luật là xác định đúng vị trí của đại học trong sự phát triển của đất nước, làm rõ sứ mệnh, trách nhiệm xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do sáng tạo, phát huy hết mọi khả năng để góp phần đổi mới và phát triển đất nước.
Tư tưởng xuyên suốt của dự án Luật này là tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Các đại biểu đều nhấn mạnh đây là thuộc tính cơ bản và là yêu cầu khách quan, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học hiện nay.
Theo giáo sư Đặng Hữu, đây là điều kiện tiên quyết để đại học thực hiện sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của mình, cần được khẳng định rõ ràng trong Luật. Trường phải được tự chủ về mọi mặt hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước xã hội, trước pháp luật mới phát triển được.
Phó giáo sư, tiến sỹ Dương Văn Sao, Đại học Công đoàn cho rằng, nếu cơ sở giáo dục đại học không có quyền tự chủ thì không thể chủ động, sáng tạo trong hoạt động giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, tự chủ nếu không trong khuôn khổ quy định của pháp luật, không có sự quản lý của nhà nước, không dựa trên cơ sở định hướng phát triển giáo dục đại học... thì dễ dẫn đến tình trạng chạy theo lợi ích, không đảm bảo chất lượng, không xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực.
Phó giáo sư Sao đề nghị Luật cần quy định rõ các cơ sở giáo dục đại học phải có trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật và các chương trình, kế hoạch công tác giáo dục, đồng thời tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình nhằm hạn chế những tiêu cực.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên Tổng thư ký Hội đồng quốc gia giáo dục nêu ý kiến: Cơ chế tự chủ không thể hiểu là tự do, tự trị hoàn toàn của trường, mà tự chủ theo quy định của pháp luật gắn với các trách nhiệm với Nhà nước, người học, xã hội và chính nội bộ trường. Khung pháp lý cho cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học cần được chế định thật rõ, thể hiện sự cụ thể hóa và kết hợp 3 nội dung: Quản lý nhà nước; vai trò của cơ chế thị trường; tự chủ quản trị của trường, về 3 phương diện: Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tổ chức, biên chế, nhân sự và tài chính.
Đồng tình với nội dung quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của dự thảo Luật, nhưng giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Bảo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Thủy lợi cho rằng, không nên tiến hành đồng loạt các trường mà giao quyền hạn trên cơ sở phân loại, đánh giá đúng năng lực và các điều kiện cần thiết của cơ sở.
Từ đó tiến hành giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học với mức độ khác nhau tự chủ hoàn toàn, tự chủ hạn chế hoặc chưa được tự chủ mà phải có thêm thời gian để chuẩn bị, đầu tư. Nghị định dưới luật sẽ quy định rõ điều kiện, tiêu chí cần thiết với những bước đi thích hợp cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Hương cho rằng, cần quy định cụ thể nội dung này ngay trong Luật mà không chờ các quy định, quy phạm dưới Luật. Việc mở rộng quyền tự chủ sẽ tăng cơ hội cho các trường phát triển, cạnh tranh, bình đẳng và nâng cao chất lượng đào tạo./.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý tập trung phân tích, đánh giá ưu điểm, cũng như những hạn chế của dự thảo Luật Giáo dục đại học.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành Luật Giáo dục đại học có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết, nhằm tạo một bước phát triển mới của nền giáo dục đào tạo Việt Nam, nhất là ở bậc đại học.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý... đóng góp cùng các cơ quan soạn thảo, thẩm tra chuẩn bị một cách chu đáo nhất để dự án Luật Giáo dục đại học nhận được sự đồng tình, nhất trí cao khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Bên cạnh hệ thống các quy phạm pháp luật, Dự luật được ban hành còn phải đảm bảo tính khả thi trong tổ chức, thực hiện; đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác giáo dục của đất nước.
Dự án Luật Giáo dục đại học đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2 và tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi nhằm hoàn thiện một bước trước khi trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 (5/2012).
Với tâm huyết và kinh nghiệm của những người làm công tác nghiên cứu, quản lý và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục đại học, các đại biểu dự hội nghị đã thảo luận, góp ý kiến về 6 vấn đề chủ yếu: Mô hình tổ chức, hoạt động và việc phân tầng, phân loại các cơ sở giáo dục đại học; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học về tổ chức-nhân sự, kế hoạch-tài chính, về các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; xã hội hóa giáo dục đại học, vấn đề lợi nhuận, phi lợi nhuận của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó là việc bảo đảm và kiểm định chất lượng; tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; quyền và nghĩa vụ của người học; quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, xã hội mong chờ Luật Giáo dục đại học ban hành sẽ có tác dụng thật sự vào việc chấn chỉnh, củng cố, phát triển nền giáo dục đại học nước nhà, góp phần tạo nên bước đột phá trong tiến trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa-hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Giáo sư Đặng Hữu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường đại học Quốc tế Bắc Hà nhấn mạnh: Điều cốt yếu nhất trong Luật là xác định đúng vị trí của đại học trong sự phát triển của đất nước, làm rõ sứ mệnh, trách nhiệm xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do sáng tạo, phát huy hết mọi khả năng để góp phần đổi mới và phát triển đất nước.
Tư tưởng xuyên suốt của dự án Luật này là tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Các đại biểu đều nhấn mạnh đây là thuộc tính cơ bản và là yêu cầu khách quan, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học hiện nay.
Theo giáo sư Đặng Hữu, đây là điều kiện tiên quyết để đại học thực hiện sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của mình, cần được khẳng định rõ ràng trong Luật. Trường phải được tự chủ về mọi mặt hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước xã hội, trước pháp luật mới phát triển được.
Phó giáo sư, tiến sỹ Dương Văn Sao, Đại học Công đoàn cho rằng, nếu cơ sở giáo dục đại học không có quyền tự chủ thì không thể chủ động, sáng tạo trong hoạt động giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, tự chủ nếu không trong khuôn khổ quy định của pháp luật, không có sự quản lý của nhà nước, không dựa trên cơ sở định hướng phát triển giáo dục đại học... thì dễ dẫn đến tình trạng chạy theo lợi ích, không đảm bảo chất lượng, không xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực.
Phó giáo sư Sao đề nghị Luật cần quy định rõ các cơ sở giáo dục đại học phải có trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật và các chương trình, kế hoạch công tác giáo dục, đồng thời tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình nhằm hạn chế những tiêu cực.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên Tổng thư ký Hội đồng quốc gia giáo dục nêu ý kiến: Cơ chế tự chủ không thể hiểu là tự do, tự trị hoàn toàn của trường, mà tự chủ theo quy định của pháp luật gắn với các trách nhiệm với Nhà nước, người học, xã hội và chính nội bộ trường. Khung pháp lý cho cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học cần được chế định thật rõ, thể hiện sự cụ thể hóa và kết hợp 3 nội dung: Quản lý nhà nước; vai trò của cơ chế thị trường; tự chủ quản trị của trường, về 3 phương diện: Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tổ chức, biên chế, nhân sự và tài chính.
Đồng tình với nội dung quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của dự thảo Luật, nhưng giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Bảo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Thủy lợi cho rằng, không nên tiến hành đồng loạt các trường mà giao quyền hạn trên cơ sở phân loại, đánh giá đúng năng lực và các điều kiện cần thiết của cơ sở.
Từ đó tiến hành giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học với mức độ khác nhau tự chủ hoàn toàn, tự chủ hạn chế hoặc chưa được tự chủ mà phải có thêm thời gian để chuẩn bị, đầu tư. Nghị định dưới luật sẽ quy định rõ điều kiện, tiêu chí cần thiết với những bước đi thích hợp cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Hương cho rằng, cần quy định cụ thể nội dung này ngay trong Luật mà không chờ các quy định, quy phạm dưới Luật. Việc mở rộng quyền tự chủ sẽ tăng cơ hội cho các trường phát triển, cạnh tranh, bình đẳng và nâng cao chất lượng đào tạo./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)