Các nhà khoa học châu Âu và Liên hợp quốc đã lên tiếng cảnh báo lục địa già đang đứng trước nguy cơ xảy ra nạn đói nếu không thay đổi chính sách nông nghiệp hiện nay.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền có lương thực Olivier De Schutter lưu ý rằng, chính sách nông nghiệp của châu Âu hiện nay ngăn chặn nông dân thích nghi với biến đổi khí hậu. Vì vậy, châu Âu cần chính sách nông nghiệp mới, trong đó thay đổi các ưu tiên chính sách và nghiên cứu nông nghiệp, thúc đẩy đa dạng sinh học trong nông nghiệp.
Đa dạng cây trồng và vật nuôi có thể giúp tăng cường sức chống đỡ của nông nghiệp châu Âu đối với biến đổi khí hậu, phát triển nền nông nghiệp sinh thái không chỉ sản xuất lương thực nhiều hơn với chi phí thấp hơn mà còn cải tạo đất và giảm khí thải trong nông nghiệp.
Trong khi đó, nhà khoa học Michel Pimbert của Viện Môi trường và Phát triển quốc tế (IIED), có trụ sở ở London nhấn mạnh, châu Âu đang đứng trước nguy cơ nạn đói trong tương lai nếu không thay đổi chính sách nông nghiệp hiện nay và tạo điều kiện để nông dân trở thành người tham gia chủ chốt trong các nghiên cứu nông nghiệp.
Chìa khóa để châu Âu có thể phản ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu là nông dân phải được quyền tự do lựa chọn cây trồng mà họ muốn gieo trồng và sử dụng để phát triển nền nông nghiệp giàu đa dạng sinh học với các loại cây nông nghiệp khác nhau.
Hiện Pháp đang bị hạn hán nghiêm trọng, nhưng luật hạt giống của châu Âu không cho phép nông dân sử dụng các giống cây trồng khác nhau để đối phó với hạn hán mà vẫn phải tiếp tục gieo trồng loại cây nông nghiệp theo chỉ định.
Các nhà khoa học châu Âu và Liên hợp quốc dự báo nếu châu Âu không thay đổi chính sách, giá ngô và một số lương thực chủ chốt khác có thể tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới. Từ năm 2008, hơn 100 triệu người trên thế giới đã bị đẩy vào cảnh cùng khổ do giá lương thực quá cao.
Tổ chức phát triển quốc tế Oxfam cảnh báo, trong khi giá lương thực thế giới tăng cao đạt kỷ lục trong vòng 30 năm qua đe dọa cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới, các nước châu Âu cần từ bỏ trợ cấp trong nông nghiệp cũng như sử dụng lương thực để sản xuất nhiên liệu sinh học, kiểm soát chặt chẽ hơn buôn bán hàng hóa nông nghiệp cũng như tăng cường hỗ trợ phát triển nông nghiệp quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển.
Oxfam kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) sửa lại Định hướng năng lượng 2009 yêu cầu 10% nhu cầu nhiên liệu trong vận tải của EU vào năm 2020 là nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các nguồn lương thực.
Theo số liệu của Sáng kiến trợ cấp toàn cầu ở Geneva, Thụy Sĩ, trợ cấp sản xuất nhiên liệu sinh học toàn cầu năm 2010 lên tới 20 tỷ USD, trong đó 7,3 tỷ USD ở Mỹ và 3 tỷ euro ở châu Âu trong khi tổng viện trợ phát triển nông nghiệp chỉ ở mức 9,8 tỷ USD năm 2010./.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền có lương thực Olivier De Schutter lưu ý rằng, chính sách nông nghiệp của châu Âu hiện nay ngăn chặn nông dân thích nghi với biến đổi khí hậu. Vì vậy, châu Âu cần chính sách nông nghiệp mới, trong đó thay đổi các ưu tiên chính sách và nghiên cứu nông nghiệp, thúc đẩy đa dạng sinh học trong nông nghiệp.
Đa dạng cây trồng và vật nuôi có thể giúp tăng cường sức chống đỡ của nông nghiệp châu Âu đối với biến đổi khí hậu, phát triển nền nông nghiệp sinh thái không chỉ sản xuất lương thực nhiều hơn với chi phí thấp hơn mà còn cải tạo đất và giảm khí thải trong nông nghiệp.
Trong khi đó, nhà khoa học Michel Pimbert của Viện Môi trường và Phát triển quốc tế (IIED), có trụ sở ở London nhấn mạnh, châu Âu đang đứng trước nguy cơ nạn đói trong tương lai nếu không thay đổi chính sách nông nghiệp hiện nay và tạo điều kiện để nông dân trở thành người tham gia chủ chốt trong các nghiên cứu nông nghiệp.
Chìa khóa để châu Âu có thể phản ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu là nông dân phải được quyền tự do lựa chọn cây trồng mà họ muốn gieo trồng và sử dụng để phát triển nền nông nghiệp giàu đa dạng sinh học với các loại cây nông nghiệp khác nhau.
Hiện Pháp đang bị hạn hán nghiêm trọng, nhưng luật hạt giống của châu Âu không cho phép nông dân sử dụng các giống cây trồng khác nhau để đối phó với hạn hán mà vẫn phải tiếp tục gieo trồng loại cây nông nghiệp theo chỉ định.
Các nhà khoa học châu Âu và Liên hợp quốc dự báo nếu châu Âu không thay đổi chính sách, giá ngô và một số lương thực chủ chốt khác có thể tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới. Từ năm 2008, hơn 100 triệu người trên thế giới đã bị đẩy vào cảnh cùng khổ do giá lương thực quá cao.
Tổ chức phát triển quốc tế Oxfam cảnh báo, trong khi giá lương thực thế giới tăng cao đạt kỷ lục trong vòng 30 năm qua đe dọa cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới, các nước châu Âu cần từ bỏ trợ cấp trong nông nghiệp cũng như sử dụng lương thực để sản xuất nhiên liệu sinh học, kiểm soát chặt chẽ hơn buôn bán hàng hóa nông nghiệp cũng như tăng cường hỗ trợ phát triển nông nghiệp quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển.
Oxfam kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) sửa lại Định hướng năng lượng 2009 yêu cầu 10% nhu cầu nhiên liệu trong vận tải của EU vào năm 2020 là nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các nguồn lương thực.
Theo số liệu của Sáng kiến trợ cấp toàn cầu ở Geneva, Thụy Sĩ, trợ cấp sản xuất nhiên liệu sinh học toàn cầu năm 2010 lên tới 20 tỷ USD, trong đó 7,3 tỷ USD ở Mỹ và 3 tỷ euro ở châu Âu trong khi tổng viện trợ phát triển nông nghiệp chỉ ở mức 9,8 tỷ USD năm 2010./.
(TTXVN/Vietnam+)