Ông Bùi Văn Khích, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết hiện lượng than tồn đọng ở các kho bãi của các đơn vị trong Tập đoàn lên tới 8,5 triệu tấn; trong đó than sạch là 6,5 triệu tấn và than sơ khai là 2 triệu tấn. Đây là số than tồn lớn nhất từ trước đến nay.
Trước đó vào năm 1999, lượng than tồn cũng lên tới 5 triệu tấn than khiến lãnh đạo TKV phải ra quyết định giãn sản xuất. Nhưng mặc dù có khó khăn trong tiêu thụ than nhưng đến nay chưa một đơn vị nào của TKV phải giãn sản xuất. Các đơn vị ngành than vẫn duy trì sản xuất, khai thác ở mức ổn định, đạt kế hoạch như dự kiến đề ra. Việc giãn sản xuất, khai thác than chỉ được xem xét đến khi lượng than tồn lên tới 10 triệu tấn (vì sức chứa của các bãi than ở ngưỡng 10 triệu tấn).
Than khó tiêu thụ do việc sản xuất của các ngành, nghề khác như ximăng, điện, luyện kim... gặp khó khăn. Thêm vào đó thị trường tiêu thụ nước ngoài (đối với than cám xấu) cũng hạn chế nhập khẩu. Không chỉ khó khăn trong tiêu thụ than, việc tài chính của TKV cũng gặp khó do các khoản nợ của các hộ tiêu thụ than lớn như vào khoảng 4.500 tỷ đồng; chủ yếu ở các hộ sản xuất điện, ximăng, luyện kim và một số lĩnh vực khác.
Dự kiến năm nay, các đơn vị trong TKV khai thác khoảng 44,5 triệu tấn than; trong đó than phục vụ cho sản xuất trong nước khoảng 31 triệu tấn, còn lại là xuất khẩu. Trước tình hình khó khăn hiện nay, dự kiến lượng than tiêu thụ năm nay sẽ thấp hơn từ 2-3 triệu tấn so với kế hoạch đặt ra.
TKV đã thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn như vừa giãn nợ và vừa tiếp tục bán chịu than cho các hộ tiêu thụ than số lượng lớn; tăng cường nâng cao chất lượng than; mở rộng thị trường xuất khẩu đối với loại than cám; tiết giảm chi phí sản xuất, dự kiến giảm khoảng 990 tỷ đồng.
Đồng thời, TKV cũng tập trung tái cơ cấu lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như giảm tham gia vốn góp với các công ty liên kết không liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh than; tập trung vốn cho các dự án, chương trình tạo ra sản phẩm nhanh, trọng điểm như các dự án khai thác than hầm lò; tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường và chống tái diễn nguy cơ khai thác than trái phép./.
Trước đó vào năm 1999, lượng than tồn cũng lên tới 5 triệu tấn than khiến lãnh đạo TKV phải ra quyết định giãn sản xuất. Nhưng mặc dù có khó khăn trong tiêu thụ than nhưng đến nay chưa một đơn vị nào của TKV phải giãn sản xuất. Các đơn vị ngành than vẫn duy trì sản xuất, khai thác ở mức ổn định, đạt kế hoạch như dự kiến đề ra. Việc giãn sản xuất, khai thác than chỉ được xem xét đến khi lượng than tồn lên tới 10 triệu tấn (vì sức chứa của các bãi than ở ngưỡng 10 triệu tấn).
Than khó tiêu thụ do việc sản xuất của các ngành, nghề khác như ximăng, điện, luyện kim... gặp khó khăn. Thêm vào đó thị trường tiêu thụ nước ngoài (đối với than cám xấu) cũng hạn chế nhập khẩu. Không chỉ khó khăn trong tiêu thụ than, việc tài chính của TKV cũng gặp khó do các khoản nợ của các hộ tiêu thụ than lớn như vào khoảng 4.500 tỷ đồng; chủ yếu ở các hộ sản xuất điện, ximăng, luyện kim và một số lĩnh vực khác.
Dự kiến năm nay, các đơn vị trong TKV khai thác khoảng 44,5 triệu tấn than; trong đó than phục vụ cho sản xuất trong nước khoảng 31 triệu tấn, còn lại là xuất khẩu. Trước tình hình khó khăn hiện nay, dự kiến lượng than tiêu thụ năm nay sẽ thấp hơn từ 2-3 triệu tấn so với kế hoạch đặt ra.
TKV đã thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn như vừa giãn nợ và vừa tiếp tục bán chịu than cho các hộ tiêu thụ than số lượng lớn; tăng cường nâng cao chất lượng than; mở rộng thị trường xuất khẩu đối với loại than cám; tiết giảm chi phí sản xuất, dự kiến giảm khoảng 990 tỷ đồng.
Đồng thời, TKV cũng tập trung tái cơ cấu lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như giảm tham gia vốn góp với các công ty liên kết không liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh than; tập trung vốn cho các dự án, chương trình tạo ra sản phẩm nhanh, trọng điểm như các dự án khai thác than hầm lò; tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường và chống tái diễn nguy cơ khai thác than trái phép./.
Văn Đức (TTXVN)