Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu chiếc ngà voi hóa thạch cho ông Nguyễn Trường Sơn, cư trú tại thành phố Pleiku.
Chiếc ngà voi gồm 4 khúc với tổng chiều dài 1,26m; chu vi gốc 47cm; khối lượng 24kg; được khai thác trong lòng đất ở địa danh vùng Chư A Thai, huyện Phú Thiện, cách miệng núi lửa Hàm Rồng - thành phố Pleiku khoảng 30km.
Lớp ngoài của chiếc ngà voi vẫn còn dính những hạt li ti nhiều màu. Theo ông Trường Sơn, đó có thể là chất thủy tinh nham thạch bám vào trong quá trình núi lửa Hàm Rồng hoạt động.
Tổng hội Địa chất Việt Nam, Viện Đá quý - trang sức đã cấp Giấy chứng thực kiểm định đá quý cho chiếc ngà voi này. Trên cơ sở đó, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã giám định niên đại của chiếc ngà voi hóa thạch.
Theo phiếu trả kết quả phân tích C-14 của Viện ngày 12/1/2011, chiếc ngà voi có từ 19.450 năm trước Công Nguyên với độ tin cậy 95,4%. Theo ông Nguyễn Trường Sơn, căn cứ vào phần rỗng (tủy) của chiếc ngà voi và phân tích khoa học thì đây mới chỉ là 1/2 của chiếc ngà.
Toàn bộ chiếc ngà voi có thể dài đến 2,70m; chu vi phần gốc là 85cm và khối lượng sẽ là 48kg. Như vậy có thể đánh giá thể trạng của voi có trước Công Nguyên to hơn rất nhiều lần so với voi bây giờ.
Ông Nguyễn Trường Sơn là chuyên viên động vật rừng, hiện là thành viên của Phân Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng Nam bộ trực thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam.
Những năm gần đây, ông Sơn đã thực hiện được 20 tiêu bản tạo hình mẫu các loại động vật rừng có giá trị cho Phân Viện, góp phần tích cực trong việc nghiên cứu và bảo tồn các loài động vật quý hiếm ở nước ta và trong khu vực./.
Chiếc ngà voi gồm 4 khúc với tổng chiều dài 1,26m; chu vi gốc 47cm; khối lượng 24kg; được khai thác trong lòng đất ở địa danh vùng Chư A Thai, huyện Phú Thiện, cách miệng núi lửa Hàm Rồng - thành phố Pleiku khoảng 30km.
Lớp ngoài của chiếc ngà voi vẫn còn dính những hạt li ti nhiều màu. Theo ông Trường Sơn, đó có thể là chất thủy tinh nham thạch bám vào trong quá trình núi lửa Hàm Rồng hoạt động.
Tổng hội Địa chất Việt Nam, Viện Đá quý - trang sức đã cấp Giấy chứng thực kiểm định đá quý cho chiếc ngà voi này. Trên cơ sở đó, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã giám định niên đại của chiếc ngà voi hóa thạch.
Theo phiếu trả kết quả phân tích C-14 của Viện ngày 12/1/2011, chiếc ngà voi có từ 19.450 năm trước Công Nguyên với độ tin cậy 95,4%. Theo ông Nguyễn Trường Sơn, căn cứ vào phần rỗng (tủy) của chiếc ngà voi và phân tích khoa học thì đây mới chỉ là 1/2 của chiếc ngà.
Toàn bộ chiếc ngà voi có thể dài đến 2,70m; chu vi phần gốc là 85cm và khối lượng sẽ là 48kg. Như vậy có thể đánh giá thể trạng của voi có trước Công Nguyên to hơn rất nhiều lần so với voi bây giờ.
Ông Nguyễn Trường Sơn là chuyên viên động vật rừng, hiện là thành viên của Phân Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng Nam bộ trực thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam.
Những năm gần đây, ông Sơn đã thực hiện được 20 tiêu bản tạo hình mẫu các loại động vật rừng có giá trị cho Phân Viện, góp phần tích cực trong việc nghiên cứu và bảo tồn các loài động vật quý hiếm ở nước ta và trong khu vực./.
Văn Thông (TTXVN)