Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban bảo vệ môi truờng lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy tại Nam Định, do Bộ Tài nguyên – Môi trường phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, Thành phố Hà Nội tổ chức ngày 29/11 đánh giá ô nhiễm môi trường nước vẫn tiếp tục gia tăng tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
Hội nghị tổng kết các công tác bảo vệ môi trường được triển khai trong năm 2011 ở lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, đưa ra các kiến nghị, giải pháp để đạt mục tiêu trong đề án tổng thể giai đoạn 2012-2015.
Sau hội nghị lần hai, các Bộ, ngành và các tỉnh thành phố trên lưu vực đã triển khai một số dự án về bảo vệ môi trường theo định hướng chung nêu trong đề án tổng thể, đồng thời cố gắng xây dựng những hoạt động đó phù hợp với mục tiêu và điều kiện của mỗi địa phương.
Việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề tập trung quy mô lớn và hoạt động xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn đặc biệt được chú trọng.
Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đánh giá năm tỉnh, thành phố đều chưa đạt được mục tiêu đề ra theo đề án tổng thể như: ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực vẫn gia tăng; dòng chảy bị che phủ bởi rác thải, từ đó hiện tượng lưu cữu rác càng trầm trọng; chất lượng nước tại nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm đến mức báo động, đặc biệt là vào mùa khô.
Nhiều kiến nghị và giải pháp được đưa ra để tháo gỡ tình trạng này. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động của Ủy ban chưa hiệu quả là do các thành viên đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có người chuyên trách sát sao.
Hội nghị cho rằng cần nghiên cứu lại mô hình của Ủy ban, Chủ tịch nên là lãnh đạo Bộ chủ quản. Ở cấp địa phương, kế hoạch thực hiện các dự án tại năm tỉnh, thành phải được phê duyệt đồng bộ.
Hội nghị thống nhất nhanh chóng hoàn thiện đề án quy hoạch tổng thể khu vực, đồng thời thực hiện một số dự án cụ thể như xây dựng nhà máy xử lý nước thải bằng công nghệ plasma, nhà máy xử lý rác thải nông thôn, các tỉnh thượng nguồn tăng cường trồng rừng để bảo vệ nguồn nước... để giảm thiểu ô nhiễm, cân bằng dòng chảy tại lưu vực sông Nhuệ-Đáy.
Bên cạnh đó vấn đề kinh phí đầu tư và cơ chế hoạt động của ủy ban cũng cần tiếp tục đề xuất để Chính phủ xem xét phê duyệt.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên môi trường đã có kế hoạch nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các công trình xử lý nước thải đô thị, xử lý chất thải rắn, nạo vét, chỉnh trang, nâng cấp sửa chữa hệ thống đê, cống, trạm bơm trên lưu vực Nhuệ-Đáy.
Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ-Đáy những năm qua đã phải chịu tác động mạnh từ nước thải sinh hoạt cũng như của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ hải sản trong khu vực.
Việc bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của năm tỉnh thành (Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) thuộc lưu vực hai con sông này./.
Hội nghị tổng kết các công tác bảo vệ môi trường được triển khai trong năm 2011 ở lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, đưa ra các kiến nghị, giải pháp để đạt mục tiêu trong đề án tổng thể giai đoạn 2012-2015.
Sau hội nghị lần hai, các Bộ, ngành và các tỉnh thành phố trên lưu vực đã triển khai một số dự án về bảo vệ môi trường theo định hướng chung nêu trong đề án tổng thể, đồng thời cố gắng xây dựng những hoạt động đó phù hợp với mục tiêu và điều kiện của mỗi địa phương.
Việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề tập trung quy mô lớn và hoạt động xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn đặc biệt được chú trọng.
Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đánh giá năm tỉnh, thành phố đều chưa đạt được mục tiêu đề ra theo đề án tổng thể như: ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực vẫn gia tăng; dòng chảy bị che phủ bởi rác thải, từ đó hiện tượng lưu cữu rác càng trầm trọng; chất lượng nước tại nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm đến mức báo động, đặc biệt là vào mùa khô.
Nhiều kiến nghị và giải pháp được đưa ra để tháo gỡ tình trạng này. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động của Ủy ban chưa hiệu quả là do các thành viên đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có người chuyên trách sát sao.
Hội nghị cho rằng cần nghiên cứu lại mô hình của Ủy ban, Chủ tịch nên là lãnh đạo Bộ chủ quản. Ở cấp địa phương, kế hoạch thực hiện các dự án tại năm tỉnh, thành phải được phê duyệt đồng bộ.
Hội nghị thống nhất nhanh chóng hoàn thiện đề án quy hoạch tổng thể khu vực, đồng thời thực hiện một số dự án cụ thể như xây dựng nhà máy xử lý nước thải bằng công nghệ plasma, nhà máy xử lý rác thải nông thôn, các tỉnh thượng nguồn tăng cường trồng rừng để bảo vệ nguồn nước... để giảm thiểu ô nhiễm, cân bằng dòng chảy tại lưu vực sông Nhuệ-Đáy.
Bên cạnh đó vấn đề kinh phí đầu tư và cơ chế hoạt động của ủy ban cũng cần tiếp tục đề xuất để Chính phủ xem xét phê duyệt.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên môi trường đã có kế hoạch nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các công trình xử lý nước thải đô thị, xử lý chất thải rắn, nạo vét, chỉnh trang, nâng cấp sửa chữa hệ thống đê, cống, trạm bơm trên lưu vực Nhuệ-Đáy.
Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ-Đáy những năm qua đã phải chịu tác động mạnh từ nước thải sinh hoạt cũng như của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ hải sản trong khu vực.
Việc bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của năm tỉnh thành (Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) thuộc lưu vực hai con sông này./.
Hiền Hạnh (TTXVN/Vietnam+)