Sáng 28/8, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức Hội thảo “Thị trường Hoa Kỳ - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.”
Hội thảo nhằm giới thiệu về thị trường Hoa Kỳ và cách tiếp cận thị trường này cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, đưa ra những điều cần lưu ý giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết hiện nay Hoa Kỳ chỉ chủ yếu sản xuất các sản phẩm công nghệ siêu cao nên những sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động như may mặc, giày dép, đồ chơi... vì chi phí nhân công cao nên không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Nhiều công ty sản xuất những mặt hàng này đã phải di chuyển nhà máy ra nước ngoài hoặc dừng sản xuất và trở thành nhà nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hầu hết các công ty Hoa Kỳ đều tập trung khai thác thế mạnh của họ là nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, sáng tạo mẫu mã sau đó đặt sản xuất ở nước ngoài rồi nhập về phân phối cho các mạng lưới bán buôn bán lẻ.
Do vậy, nhiều công ty từ lâu đã có chiến lược nhượng khâu sản xuất, là khâu cần nhiều vốn, vất vả và chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế mà các mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh sản xuất sang Hoa Kỳ do có lợi thế lao động rẻ như may mặc, giày dép, đồ gỗ, đồ chơi ...
Ông Lê Xuân Dương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) cho hay tại Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt rất đông nên nhu cầu tiêu dùng hàng Việt cũng cao hơn. Đây có thể coi là cầu nối để đưa hàng Việt Nam vào thị trường này.
Kết quả “nghiên cứu về cộng đồng người Mỹ” do chính phủ nước này thực hiện cho thấy có khoảng 1,3 triệu người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10,5% tổng số người Mỹ gốc châu Á, là cộng đồng lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines. Hàng ngày, số lượng người này vẫn đang sử dụng các thực phẩm Việt Nam và cần nguồn cung thực phẩm này.
Trong khi đó, cộng đồng người Việt vẫn phải mua thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc bởi thực phẩm từ Việt Nam vẫn chiếm thị phần rất khiêm tốn tại các siêu thị dành cho người châu Á tại Hoa Kỳ.
Nếu các doanh nghiệp khai thác được thị trường người Việt ở Hoa Kỳ nói riêng và người gốc châu Á nói chung thì đây là thị trường lớn cho các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam, chưa kể đến thị trường cho những người Mỹ thuộc sắc tộc khác.
Các chuyên gia thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang các thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh trị giá thấp rất khó cạnh tranh. Do vậy, người sản xuất phải thiết kế và đóng gói sản phẩm để tiết kiệm thể tích nhất, phải tăng giá trị hàng hóa để chi phí vận tải nhỏ nhất. Đồng thời phải sử dụng trang web hoặc các phòng trưng bày trên mạng để tiếp cận với khách hàng thay thế một phần cho tiếp xúc trực tiếp hoặc ít nhất là trong giai đoạn thăm dò giới thiệu với khách hàng./.
Hội thảo nhằm giới thiệu về thị trường Hoa Kỳ và cách tiếp cận thị trường này cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, đưa ra những điều cần lưu ý giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết hiện nay Hoa Kỳ chỉ chủ yếu sản xuất các sản phẩm công nghệ siêu cao nên những sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động như may mặc, giày dép, đồ chơi... vì chi phí nhân công cao nên không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Nhiều công ty sản xuất những mặt hàng này đã phải di chuyển nhà máy ra nước ngoài hoặc dừng sản xuất và trở thành nhà nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hầu hết các công ty Hoa Kỳ đều tập trung khai thác thế mạnh của họ là nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, sáng tạo mẫu mã sau đó đặt sản xuất ở nước ngoài rồi nhập về phân phối cho các mạng lưới bán buôn bán lẻ.
Do vậy, nhiều công ty từ lâu đã có chiến lược nhượng khâu sản xuất, là khâu cần nhiều vốn, vất vả và chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế mà các mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh sản xuất sang Hoa Kỳ do có lợi thế lao động rẻ như may mặc, giày dép, đồ gỗ, đồ chơi ...
Ông Lê Xuân Dương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) cho hay tại Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt rất đông nên nhu cầu tiêu dùng hàng Việt cũng cao hơn. Đây có thể coi là cầu nối để đưa hàng Việt Nam vào thị trường này.
Kết quả “nghiên cứu về cộng đồng người Mỹ” do chính phủ nước này thực hiện cho thấy có khoảng 1,3 triệu người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10,5% tổng số người Mỹ gốc châu Á, là cộng đồng lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines. Hàng ngày, số lượng người này vẫn đang sử dụng các thực phẩm Việt Nam và cần nguồn cung thực phẩm này.
Trong khi đó, cộng đồng người Việt vẫn phải mua thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc bởi thực phẩm từ Việt Nam vẫn chiếm thị phần rất khiêm tốn tại các siêu thị dành cho người châu Á tại Hoa Kỳ.
Nếu các doanh nghiệp khai thác được thị trường người Việt ở Hoa Kỳ nói riêng và người gốc châu Á nói chung thì đây là thị trường lớn cho các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam, chưa kể đến thị trường cho những người Mỹ thuộc sắc tộc khác.
Các chuyên gia thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang các thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh trị giá thấp rất khó cạnh tranh. Do vậy, người sản xuất phải thiết kế và đóng gói sản phẩm để tiết kiệm thể tích nhất, phải tăng giá trị hàng hóa để chi phí vận tải nhỏ nhất. Đồng thời phải sử dụng trang web hoặc các phòng trưng bày trên mạng để tiếp cận với khách hàng thay thế một phần cho tiếp xúc trực tiếp hoặc ít nhất là trong giai đoạn thăm dò giới thiệu với khách hàng./.
Uyên Hương (TTXVN)