Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa vào Nông nghiệp Malaysia cho biết, nước này đã dành 221,81 tỷ ringgit (khoảng 70 tỷ USD) để nhập khẩu lương thực trong 10 năm qua.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa vào Nông nghiệp Malaysia, Mohd Johari Baharum nói trước Hạ viện ngày 25/6 rằng, hầu hết lương thực nhập khẩu là những mặt hàng không có tính khả thi về kinh tế ở nước này do chi phí sản xuất cao và khí hậu không thuận lợi.
Các mặt hàng này bao gồm cacao, càphê, trà, sữa, lúa mỳ, khoai tây, xà lách, gạo và bột mỳ, cùng với thực phẩm đã chế biến, thức ăn chăn nuôi, trái cây ôn đới (táo, cam), rau và ngũ cốc.
Về chiến lược của Chính phủ Malaysia nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tự cung tự cấp, ông Mohd Johari cho biết, nước này đã thực hiện nhiều dự án, trong đó có việc quy hoạch khu sản xuất lương thực lâu bền, khu nuôi trồng thủy sản, trung tâm chăn nuôi quốc gia, nuôi trồng theo hợp đồng, sự phát triển kinh doanh dựa trên nông nghiệp và các dự án điểm theo đề án Các lĩnh vực kinh tế trọng điểm quốc gia.
Malaysia sẽ tập trung vào công tác nghiên cứu và phát triển nhằm tăng sản lượng sản xuất bền vững, trong đó có phát triển đa dạng, sản xuất giống, công nghệ sinh học và nghiên cứu sâu bệnh ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng.
Ông Mohd Johari nói rằng, Chính phủ Malaysia sẽ tiếp tục củng cố và phát triển toàn diện hệ thống cung cấp lương thực bằng cách kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân, nông dân và ngư dân để liên kết sản xuất với nhu cầu thị trường.
Ông cũng lưu ý rằng, việc tăng sản lượng lương thực đòi hỏi có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong việc đầu tư để mở rộng các hoạt động sản xuất và chế biến./.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa vào Nông nghiệp Malaysia, Mohd Johari Baharum nói trước Hạ viện ngày 25/6 rằng, hầu hết lương thực nhập khẩu là những mặt hàng không có tính khả thi về kinh tế ở nước này do chi phí sản xuất cao và khí hậu không thuận lợi.
Các mặt hàng này bao gồm cacao, càphê, trà, sữa, lúa mỳ, khoai tây, xà lách, gạo và bột mỳ, cùng với thực phẩm đã chế biến, thức ăn chăn nuôi, trái cây ôn đới (táo, cam), rau và ngũ cốc.
Về chiến lược của Chính phủ Malaysia nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tự cung tự cấp, ông Mohd Johari cho biết, nước này đã thực hiện nhiều dự án, trong đó có việc quy hoạch khu sản xuất lương thực lâu bền, khu nuôi trồng thủy sản, trung tâm chăn nuôi quốc gia, nuôi trồng theo hợp đồng, sự phát triển kinh doanh dựa trên nông nghiệp và các dự án điểm theo đề án Các lĩnh vực kinh tế trọng điểm quốc gia.
Malaysia sẽ tập trung vào công tác nghiên cứu và phát triển nhằm tăng sản lượng sản xuất bền vững, trong đó có phát triển đa dạng, sản xuất giống, công nghệ sinh học và nghiên cứu sâu bệnh ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng.
Ông Mohd Johari nói rằng, Chính phủ Malaysia sẽ tiếp tục củng cố và phát triển toàn diện hệ thống cung cấp lương thực bằng cách kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân, nông dân và ngư dân để liên kết sản xuất với nhu cầu thị trường.
Ông cũng lưu ý rằng, việc tăng sản lượng lương thực đòi hỏi có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong việc đầu tư để mở rộng các hoạt động sản xuất và chế biến./.
Xuân Triển (TTXVN)