Malaysia đã thành lập một liên doanh mang tên Konsortium Rangkaian Serantau theo "Dự án điểm truy cập" để mua dải thông quốc tế cho đường truyền Internet với khối lượng lớn nhằm cắt giảm chi phí chuyển tiếp giao thức liên mạng (IP).
Công ty này đã xây dựng và sở hữu một mạng cáp quang ngầm dưới biển đồng thời kết nối với các mạng cáp quang khác để có thể hợp tác nhằm xử lý các vấn đề chi phí chuyển tiếp IP.
Việc cắt giảm chi phí chuyển tiếp IP là một phần sáng kiến "vươn rộng ra khắp khu vực" theo Kế hoạch chuyển đổi kinh tế của chính phủ.
Phí chuyển tiếp IP là chi phí mà các nhà cung cấp dịch vụ phải trả để đảm bảo cho đường truyền Internet được thông suốt trên khắp thế giới nhưng phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ đều đóng tại Mỹ nên lưu lượng đường truyền tới Mỹ là rất cao.
Mục tiêu chính của việc thành lập liên doanh nói trên là để giảm bớt chi phí thuê bao Internet băng thông rộng cho người sử dụng thông qua tiết kiệm chi phí, vì phí thuê bao dải thông quốc tế chiếm tới 40% tổng chi phí dịch vụ băng thông rộng đang được cung cấp.
Theo Bộ trưởng Thông tin, Truyền thông và Văn hóa Malaysia Rais Yatim, do có nhiều bên tham gia dự án hợp tác này nên chi phí đương nhiên sẽ hạ, tuy nhiên ông cũng chưa thể nói rõ khi nào việc giảm giá dịch vụ thuê bao Internet băng thông rộng sẽ có hiệu lực./.
Công ty này đã xây dựng và sở hữu một mạng cáp quang ngầm dưới biển đồng thời kết nối với các mạng cáp quang khác để có thể hợp tác nhằm xử lý các vấn đề chi phí chuyển tiếp IP.
Việc cắt giảm chi phí chuyển tiếp IP là một phần sáng kiến "vươn rộng ra khắp khu vực" theo Kế hoạch chuyển đổi kinh tế của chính phủ.
Phí chuyển tiếp IP là chi phí mà các nhà cung cấp dịch vụ phải trả để đảm bảo cho đường truyền Internet được thông suốt trên khắp thế giới nhưng phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ đều đóng tại Mỹ nên lưu lượng đường truyền tới Mỹ là rất cao.
Mục tiêu chính của việc thành lập liên doanh nói trên là để giảm bớt chi phí thuê bao Internet băng thông rộng cho người sử dụng thông qua tiết kiệm chi phí, vì phí thuê bao dải thông quốc tế chiếm tới 40% tổng chi phí dịch vụ băng thông rộng đang được cung cấp.
Theo Bộ trưởng Thông tin, Truyền thông và Văn hóa Malaysia Rais Yatim, do có nhiều bên tham gia dự án hợp tác này nên chi phí đương nhiên sẽ hạ, tuy nhiên ông cũng chưa thể nói rõ khi nào việc giảm giá dịch vụ thuê bao Internet băng thông rộng sẽ có hiệu lực./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)