Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học Malaysia (USM) đã tìm ra một phương pháp mới để nuôi hải sâm cho mục đích thương mại, góp phần cứu loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Phó giáo sư tiến sỹ Farid Che Ghazali - Trường Khoa học Y tế của USM - cho biết nghiên cứu này được thực hiện trên loài hải sâm sao (có tên khoa học Stichopus vastus) thông qua một phương pháp nuôi ấp.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã nhân số lượng hải sâm thông qua các lồng ấp giống mạch kín sử dụng nước biển đã qua xử lý. Kỹ thuật này liên quan đến các quá trình khác nhau như thu hoạch giống bố mẹ, kích thích đẻ trứng, nhân giống qua giao phối hoặc vô tính và nuôi ấu trùng trong lồng.
Farid cho biết kỹ thuật nuôi lồng cần một nhiệt độ từ 27 đến 30 độ C và loài này phải được đặt nuôi ở một vị trí tối. Hơn nữa, các lồng ấp bền vững sẽ gia tăng số lượng của loài này và giảm sự phụ thuộc vào môi trường sống hoang dã. Kỹ thuật này khá đơn giản và liên quan đến các thiết bị, chẳng hạn như xi măng, một nhà nơi lưu trữ nhỏ và nước muối.
Ông nói thêm rằng nghiên cứu được tiến hành trên loài Stichopus vastus vì loài này có thể chiết xuất được các chất sử dụng trong các vắcxin phòng chống ung thư, tiểu đường và lão hóa.
Ông cho rằng với phát hiện này, các doanh nghiệp bây giờ có thể bắn một mũi tên trúng hai đích là vừa nuôi hải sâm để cứu chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng và cũng để thúc đẩy nền kinh tế bằng cách xuất khẩu vì các giá trị dược phẩm của chúng.
Nghiên cứu của các các nhà khoa học USM bắt đầu được thực hiện từ năm 2008 với nguồn kinh phí 2 triệu RM (gần 650.000 USD) do Viện Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia tài trợ./.
Phó giáo sư tiến sỹ Farid Che Ghazali - Trường Khoa học Y tế của USM - cho biết nghiên cứu này được thực hiện trên loài hải sâm sao (có tên khoa học Stichopus vastus) thông qua một phương pháp nuôi ấp.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã nhân số lượng hải sâm thông qua các lồng ấp giống mạch kín sử dụng nước biển đã qua xử lý. Kỹ thuật này liên quan đến các quá trình khác nhau như thu hoạch giống bố mẹ, kích thích đẻ trứng, nhân giống qua giao phối hoặc vô tính và nuôi ấu trùng trong lồng.
Farid cho biết kỹ thuật nuôi lồng cần một nhiệt độ từ 27 đến 30 độ C và loài này phải được đặt nuôi ở một vị trí tối. Hơn nữa, các lồng ấp bền vững sẽ gia tăng số lượng của loài này và giảm sự phụ thuộc vào môi trường sống hoang dã. Kỹ thuật này khá đơn giản và liên quan đến các thiết bị, chẳng hạn như xi măng, một nhà nơi lưu trữ nhỏ và nước muối.
Ông nói thêm rằng nghiên cứu được tiến hành trên loài Stichopus vastus vì loài này có thể chiết xuất được các chất sử dụng trong các vắcxin phòng chống ung thư, tiểu đường và lão hóa.
Ông cho rằng với phát hiện này, các doanh nghiệp bây giờ có thể bắn một mũi tên trúng hai đích là vừa nuôi hải sâm để cứu chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng và cũng để thúc đẩy nền kinh tế bằng cách xuất khẩu vì các giá trị dược phẩm của chúng.
Nghiên cứu của các các nhà khoa học USM bắt đầu được thực hiện từ năm 2008 với nguồn kinh phí 2 triệu RM (gần 650.000 USD) do Viện Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia tài trợ./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)