Ngày 1/7, Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Mali, bà Fadima Diallo đã kêu gọi Liên hợp quốc hành động sau khi các phần tử cực đoan phá hoại các lăng mộ cổ tại thành phố Timbuktu, miền Bắc Mali vừa được Ủy ban Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách các di sản văn hóa thế giới bị đe dọa hủy hoại.
Trước đó, trong hai ngày 30/6 và 1/7, các phần tử cực đoan thuộc nhóm Ansar Dine - nhóm Hồi giáo kiểm soát sa mạc rộng lớn ở phía Bắc Mali sau cuộc đảo chính tại Bamako - đã phá hủy ít nhất 7 lăng mộ các vị thánh của đạo Hồi tại Timbuktu, được biết đến là "Thành phố của 333 vị thánh." Thành phố này được UNESCO xếp hạng Di sản Thế giới từ năm 1988. Các vụ phá hoại trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi UNESCO đưa địa danh này vào danh sách "Di sản Thế giới có nguy cơ bị hủy hoại."
Phát biểu tại một cuộc họp thường niên của UNESCO diễn ra ở thành phố Saint Petersburg, Nga, bà Diallo kêu gọi "Liên hợp quốc cần có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn các hành động tội phạm phá hoại di sản văn hóa của nhân dân Mali." Bà kêu gọi thế giới lên án các vụ tấn công hôm 30/6. Sau phát biểu của bà Diallo, cuộc họp đã dành một phút mặc niệm cho di sản bị phá hoại.
Chủ tọa phiên họp của UNESCO, bà Yeleonor Mitrofanova đã lên án các vụ tấn công trên, coi đó là một "thảm kịch," đồng thời kêu gọi những bên liên quan đến xung đột tại Timbuktu giữ gìn di sản của quá khứ cho các thế hệ tương lai.
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova lên án hành động phá hủy "ngang nhiên và không thể biện hộ" của nhóm cực đoan ở Mali. Bà kêu gọi các bên xung đột chấm dứt mọi hành động khủng bố.
Cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên án các phần tử cực đoan phá hủy các ngôi mộ cổ ở Timbuktu, nhấn mạnh hành động này là "hoàn toàn không thể biện hộ."
Tổng Thư ký kêu gọi tất cả các bên có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của Mali, đồng thời khẳng định ủng hộ các nỗ lực hiện nay của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Phi (AU) và các nước trong khu vực hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Mali giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay thông qua đối thoại.
Trong khi đó, Trưởng Công tố của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Fatou Bensouda cho rằng hành động phá hủy các công trình kiến trúc tôn giáo cổ ở Mali là "một tội ác chiến tranh." Bà cũng cho biết Văn phòng công tố của ICC sẽ tiến hành điều tra đầy đủ vụ việc, bởi Mali là một thành viên tham gia ký kết Luật Rôma (Rome Statute) về thành lập ICC, trong đó có điều khoản quy định các hành động tấn công các công trình dân sự không được bảo vệ và không phải là mục tiêu quân sự "là một tội ác chiến tranh."
Các vụ tấn công trên gợi nhớ lại vụ Taliban ở Afghanistan hồi năm 2001 phá đổ hai bức tượng Phật khổng lồ từ thế kỷ thứ VI tại thung lũng Bamiyan, cũng là một di sản thế giới.
Nhóm Ansar Dine (có nghĩa là "Những người bảo vệ Đức tin") là một trong những nhóm vũ trang có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda, chiếm đóng miền Bắc Mali từ ba tháng nay trong bối cảnh Mali đang hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính ngày 22/3 vừa qua.
Cuộc đảo chính đã mở đường cho người Tuareg ly khai chiếm đóng các tỉnh miền Bắc Mali và tuyên bố thành lập một nhà nước Azawad. Tuy nhiên, nhóm Ansar Dine chiếm giữ mảnh đất vùng cao và công khai liên kết với chi nhánh al-Qaeda ở Bắc Phi, không cho người Tuareg nắm quyền tại đây.
Cộng đồng quốc tế lo ngại khu vực sa mạc rộng lớn này sẽ trở thành một cứ địa mới cho các hoạt động khủng bố trong khi các phần tử Hồi giáo đã thách thức bất cứ quốc gia nào có ý định can thiệp quân sự vào Mali./.
Trước đó, trong hai ngày 30/6 và 1/7, các phần tử cực đoan thuộc nhóm Ansar Dine - nhóm Hồi giáo kiểm soát sa mạc rộng lớn ở phía Bắc Mali sau cuộc đảo chính tại Bamako - đã phá hủy ít nhất 7 lăng mộ các vị thánh của đạo Hồi tại Timbuktu, được biết đến là "Thành phố của 333 vị thánh." Thành phố này được UNESCO xếp hạng Di sản Thế giới từ năm 1988. Các vụ phá hoại trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi UNESCO đưa địa danh này vào danh sách "Di sản Thế giới có nguy cơ bị hủy hoại."
Phát biểu tại một cuộc họp thường niên của UNESCO diễn ra ở thành phố Saint Petersburg, Nga, bà Diallo kêu gọi "Liên hợp quốc cần có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn các hành động tội phạm phá hoại di sản văn hóa của nhân dân Mali." Bà kêu gọi thế giới lên án các vụ tấn công hôm 30/6. Sau phát biểu của bà Diallo, cuộc họp đã dành một phút mặc niệm cho di sản bị phá hoại.
Chủ tọa phiên họp của UNESCO, bà Yeleonor Mitrofanova đã lên án các vụ tấn công trên, coi đó là một "thảm kịch," đồng thời kêu gọi những bên liên quan đến xung đột tại Timbuktu giữ gìn di sản của quá khứ cho các thế hệ tương lai.
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova lên án hành động phá hủy "ngang nhiên và không thể biện hộ" của nhóm cực đoan ở Mali. Bà kêu gọi các bên xung đột chấm dứt mọi hành động khủng bố.
Cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên án các phần tử cực đoan phá hủy các ngôi mộ cổ ở Timbuktu, nhấn mạnh hành động này là "hoàn toàn không thể biện hộ."
Tổng Thư ký kêu gọi tất cả các bên có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của Mali, đồng thời khẳng định ủng hộ các nỗ lực hiện nay của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Phi (AU) và các nước trong khu vực hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Mali giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay thông qua đối thoại.
Trong khi đó, Trưởng Công tố của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Fatou Bensouda cho rằng hành động phá hủy các công trình kiến trúc tôn giáo cổ ở Mali là "một tội ác chiến tranh." Bà cũng cho biết Văn phòng công tố của ICC sẽ tiến hành điều tra đầy đủ vụ việc, bởi Mali là một thành viên tham gia ký kết Luật Rôma (Rome Statute) về thành lập ICC, trong đó có điều khoản quy định các hành động tấn công các công trình dân sự không được bảo vệ và không phải là mục tiêu quân sự "là một tội ác chiến tranh."
Các vụ tấn công trên gợi nhớ lại vụ Taliban ở Afghanistan hồi năm 2001 phá đổ hai bức tượng Phật khổng lồ từ thế kỷ thứ VI tại thung lũng Bamiyan, cũng là một di sản thế giới.
Nhóm Ansar Dine (có nghĩa là "Những người bảo vệ Đức tin") là một trong những nhóm vũ trang có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda, chiếm đóng miền Bắc Mali từ ba tháng nay trong bối cảnh Mali đang hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính ngày 22/3 vừa qua.
Cuộc đảo chính đã mở đường cho người Tuareg ly khai chiếm đóng các tỉnh miền Bắc Mali và tuyên bố thành lập một nhà nước Azawad. Tuy nhiên, nhóm Ansar Dine chiếm giữ mảnh đất vùng cao và công khai liên kết với chi nhánh al-Qaeda ở Bắc Phi, không cho người Tuareg nắm quyền tại đây.
Cộng đồng quốc tế lo ngại khu vực sa mạc rộng lớn này sẽ trở thành một cứ địa mới cho các hoạt động khủng bố trong khi các phần tử Hồi giáo đã thách thức bất cứ quốc gia nào có ý định can thiệp quân sự vào Mali./.
(TTXVN)