Mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda trong năm 2009 đã phải chịu những tổn thất nghiêm trọng, khi số vụ tấn công do các tay súng của tổ chức này thực hiện trên toàn thế giới đã giảm xuống dưới 11.000 vụ - mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo thường niên về chủ nghĩa khủng bố năm 2009 của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 5/8.
Báo cáo trên khẳng định nhiều thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda đã bị tiêu diệt trong các chiến dịch truy quét quyết liệt của quân đội Pakistan và mạng lưới này liên tục thất bại trong mưu toan chống phá chính phủ các nước Hồi giáo.
Ngoài ra, tổ chức này cũng gặp không ít khó khăn trong tìm kiếm nguồn tài trợ, huấn luyện các tay súng và lên kế hoạch tấn công khủng bố ở bên ngoài lãnh thổ Pakistan và Afghanistan, cũng như vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng Hồi giáo khi gây ra làn sóng bạo lực tràn lan tại nhiều nước như Iraq, Algeria, Arập Xêút, Pakistan và Indonesia.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định vẫn coi al-Qaeda với sào huyệt tại Pakistan cùng những "chân rết" của chúng tại châu Phi, đặc biệt là Yemen, là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh nước Mỹ.
Thực tế, vụ tấn công khủng bố bất thành nhằm vào một máy bay dân dụng Mỹ trong dịp Giáng sinh năm ngoái cho thấy các chi nhánh của al-Qaeda vẫn đang tìm mọi cách gây dựng thanh thế và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ.
Hiện al-Qaeda vẫn vạch các kế hoạch khủng bố tại Mỹ, liên tục chiêu mộ, huấn luyện tân binh, đặc biệt là những đối tượng là công dân các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ kèm theo số liệu thống kê chính thức của Trung tâm Chống chủ nghĩa khủng bố quốc gia (NCTC) của Mỹ. Theo đó, các vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới và số người thiệt mạng trong năm 2009 đã ở mức thấp nhất trong khoảng bốn năm qua.
Trong năm 2009, các tay súng Hồi giáo đã thực hiện gần 11.000 vụ khủng bố tại 83 nước, cướp đi sinh mạng của gần 15.000 người. Đây là năm thứ hai liên tiếp các con số thống kê này giảm, cho thấy các nỗ lực chống khủng bố của cộng đồng quốc tế tiếp tục thu được những thành quả đáng khích lệ.
Cũng giống như năm 2008, trong báo cáo thường niên về chủ nghĩa khủng bố này, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn giữ Iran, Sudan, Cuba và Syria trong "danh sách đen" các nước bảo trợ khủng bố.
Tuy nhiên, bất chấp áp lực của nhiều nghị sỹ Mỹ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tiếp tục đứng ngoài danh sách này trong năm nay sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ viện dẫn định nghĩa chính xác về bảo trợ khủng bố.
Trước đó, năm 2008, cựu Tổng thống George W. Bush đã xóa Triều Tiên khỏi danh sách này sau khi Bình Nhưỡng cam kết chấm dứt chương trình hạt nhân, dỡ bỏ các nhà máy nguyên tử và đồng ý cho các nhân viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tiến hành thanh sát.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder tuyên bố 14 người, trong đó có một số công dân Mỹ, bị buộc tội hỗ trợ al Shabab - nhóm Hồi giáo vũ trang ở Somalia có quan hệ với al-Qaeda.
Bộ trưởng Holder cho biết 14 đối tượng trên bị khép vào tội vi phạm luật chống khủng bố do cung cấp tiền và nhân lực cho al Shabab, nhóm cực đoan đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công tại Uganda hồi tháng trước.
Bộ trưởng Holder khẳng định Bộ Tư pháp Mỹ sẽ tiếp tục khởi tố những công dân nước này tham gia các nhóm quá khích của nước ngoài.
Hiện ngày càng có nhiều cá nhân, kể cả công dân Mỹ, bị mê hoặc bởi tư tưởng cực đoan và đã tham gia các hoạt động khủng bố trên đất Mỹ cũng như ở nước ngoài.
Trong vài năm gần đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã mở các cuộc điều tra sâu rộng về xu thế đáng lo ngại này./.
Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo thường niên về chủ nghĩa khủng bố năm 2009 của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 5/8.
Báo cáo trên khẳng định nhiều thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda đã bị tiêu diệt trong các chiến dịch truy quét quyết liệt của quân đội Pakistan và mạng lưới này liên tục thất bại trong mưu toan chống phá chính phủ các nước Hồi giáo.
Ngoài ra, tổ chức này cũng gặp không ít khó khăn trong tìm kiếm nguồn tài trợ, huấn luyện các tay súng và lên kế hoạch tấn công khủng bố ở bên ngoài lãnh thổ Pakistan và Afghanistan, cũng như vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng Hồi giáo khi gây ra làn sóng bạo lực tràn lan tại nhiều nước như Iraq, Algeria, Arập Xêút, Pakistan và Indonesia.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định vẫn coi al-Qaeda với sào huyệt tại Pakistan cùng những "chân rết" của chúng tại châu Phi, đặc biệt là Yemen, là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh nước Mỹ.
Thực tế, vụ tấn công khủng bố bất thành nhằm vào một máy bay dân dụng Mỹ trong dịp Giáng sinh năm ngoái cho thấy các chi nhánh của al-Qaeda vẫn đang tìm mọi cách gây dựng thanh thế và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ.
Hiện al-Qaeda vẫn vạch các kế hoạch khủng bố tại Mỹ, liên tục chiêu mộ, huấn luyện tân binh, đặc biệt là những đối tượng là công dân các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ kèm theo số liệu thống kê chính thức của Trung tâm Chống chủ nghĩa khủng bố quốc gia (NCTC) của Mỹ. Theo đó, các vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới và số người thiệt mạng trong năm 2009 đã ở mức thấp nhất trong khoảng bốn năm qua.
Trong năm 2009, các tay súng Hồi giáo đã thực hiện gần 11.000 vụ khủng bố tại 83 nước, cướp đi sinh mạng của gần 15.000 người. Đây là năm thứ hai liên tiếp các con số thống kê này giảm, cho thấy các nỗ lực chống khủng bố của cộng đồng quốc tế tiếp tục thu được những thành quả đáng khích lệ.
Cũng giống như năm 2008, trong báo cáo thường niên về chủ nghĩa khủng bố này, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn giữ Iran, Sudan, Cuba và Syria trong "danh sách đen" các nước bảo trợ khủng bố.
Tuy nhiên, bất chấp áp lực của nhiều nghị sỹ Mỹ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tiếp tục đứng ngoài danh sách này trong năm nay sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ viện dẫn định nghĩa chính xác về bảo trợ khủng bố.
Trước đó, năm 2008, cựu Tổng thống George W. Bush đã xóa Triều Tiên khỏi danh sách này sau khi Bình Nhưỡng cam kết chấm dứt chương trình hạt nhân, dỡ bỏ các nhà máy nguyên tử và đồng ý cho các nhân viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tiến hành thanh sát.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder tuyên bố 14 người, trong đó có một số công dân Mỹ, bị buộc tội hỗ trợ al Shabab - nhóm Hồi giáo vũ trang ở Somalia có quan hệ với al-Qaeda.
Bộ trưởng Holder cho biết 14 đối tượng trên bị khép vào tội vi phạm luật chống khủng bố do cung cấp tiền và nhân lực cho al Shabab, nhóm cực đoan đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công tại Uganda hồi tháng trước.
Bộ trưởng Holder khẳng định Bộ Tư pháp Mỹ sẽ tiếp tục khởi tố những công dân nước này tham gia các nhóm quá khích của nước ngoài.
Hiện ngày càng có nhiều cá nhân, kể cả công dân Mỹ, bị mê hoặc bởi tư tưởng cực đoan và đã tham gia các hoạt động khủng bố trên đất Mỹ cũng như ở nước ngoài.
Trong vài năm gần đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã mở các cuộc điều tra sâu rộng về xu thế đáng lo ngại này./.
(TTXVN/Vietnam+)