Tất cả các hãng xe chủ chốt ở châu Âu dù ở đẳng cấp cao hay thấp đều đang phải đối mặt với nhiều vấn đề do cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở châu lục này.
Hãng sản xuất xe hơi Ford của Mỹ đã bắt đầu đóng cửa nhà máy, thương hiệu xe Opel và Peugeot thì đang đốt tiền mỗi ngày trong suốt tám tháng qua trong khi họ cố gắng tận dụng mối quan hệ với các đối tác của mình và đối với hãng sản xuất xe hơi Fiat của Italy, thì thật may mắn, hãng Chrysler mà hãng này đang sở hữu lại làm ăn có lãi.
Hãng xe duy nhất còn tồn tại trong bối cảnh này là hãng Volkswagen của Đức khi mà hãng này vẫn làm ăn rất có lãi và có dấu hiệu phớt lờ các đối thủ của mình dù Tổng Giám đốc Sergio Marchionne của Fiat cáo buộc hãng xe của Đức không minh bạch vấn đề sổ sách.
Tuy nhiên, VW cũng đã buộc phải điều chỉnh những dự báo của mình trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ cũng bắt đầu gõ cửa nước Đức.
Các liên minh dường như là cách thức tốt nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng này mà ít phải chịu những thiệt hại nhất. Đó là lý do tại sao ông Marchionne đã gõ cửa từ Peugeot, Opel tới Volvo, Suzuki và Mazda.
Bất chấp việc bị GM và PSA Peugeot Citroen lảng tránh khi ông đề nghị thành lập liên minh với họ hồi tháng Hai vừa qua song Marchionne vẫn không hề từ bỏ ý định này.
Trên thực tế, theo Bloomberg, người đứng đầu cả Fiat lẫn Chrysler này đã lại tiếp cận cả hai hãng trên để thảo luận về khả năng liên kết.
Theo nguồn tin của hãng tin trên, đề xuất của ông Marchionne là để cho hãng xe PSA Peugeot Citroen của Pháp tham gia vào một tập đoàn mới gồm cả thương hiệu Opel và Fiat để đổi lấy số cổ phần trong tập đoàn mới này.
Hai nguồn tin khác còn cho biết thêm Marchionne còn sẵn sàng mua Opel khỏi tay của GM nếu ông nhận được từ 5-7 tỷ USD để cơ cấu lại thương hiệu xe của Đức này.
Nếu thỏa thuận trên được thực hiện, đây sẽ là một đế chế ngang ngửa với VW ở châu Âu: Doanh số xe bán ra tổng cộng của ba thương hiệu xe trên chiếm 25% thị phần, cao hơn mức 24,8% của VW. Các đại diện của ba hãng xe trên từ chối bình luận về thông tin này.
Tuy nhiên, nếu Dan Akerson của GM đồng ý trên nguyên tắc với kế hoạch của Marchionne, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết trước khi được xúc tiến. Trước hết, GM đã gặp phải rắc rối trong thời gian trước đây với Fiat khi hai bên từng “đính hôn” năm 2009 nhưng sau đó mối quan hệ này đã đổ vỡ.
Ngoài ra, các nguồn tin của Bloomberg còn cho rằng hãng xe của Pháp cũng không sẵn sàng bắt tay với hãng xe Italy vì hãng xe Italy sẽ chỉ hỗ trợ ít công nghệ cho tập đoàn mới được đề xuất nói trên.
Mọi thứ còn trở nên phức tạp hơn khi kế hoạch trên gây khó khăn cho cả chính phủ Italy lẫn các đại diện lao động trong ban quản trị của PSA. Tóm lại, đó là ý tưởng rất hay và Marchionne đúng khi nói rằng việc tạo ra các tập đoàn rất lớn là một cách để vượt qua cái mà ông gọi là “cuộc tắm máu” ở châu Âu.
Nói cách khác, cả hai bên còn lại đều chưa muốn tham gia một liên minh như vậy. Có thể là do họ tin rằng họ có thể tự đi một mình mà không bị người Italy níu chân./.
Hãng sản xuất xe hơi Ford của Mỹ đã bắt đầu đóng cửa nhà máy, thương hiệu xe Opel và Peugeot thì đang đốt tiền mỗi ngày trong suốt tám tháng qua trong khi họ cố gắng tận dụng mối quan hệ với các đối tác của mình và đối với hãng sản xuất xe hơi Fiat của Italy, thì thật may mắn, hãng Chrysler mà hãng này đang sở hữu lại làm ăn có lãi.
Hãng xe duy nhất còn tồn tại trong bối cảnh này là hãng Volkswagen của Đức khi mà hãng này vẫn làm ăn rất có lãi và có dấu hiệu phớt lờ các đối thủ của mình dù Tổng Giám đốc Sergio Marchionne của Fiat cáo buộc hãng xe của Đức không minh bạch vấn đề sổ sách.
Tuy nhiên, VW cũng đã buộc phải điều chỉnh những dự báo của mình trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ cũng bắt đầu gõ cửa nước Đức.
Các liên minh dường như là cách thức tốt nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng này mà ít phải chịu những thiệt hại nhất. Đó là lý do tại sao ông Marchionne đã gõ cửa từ Peugeot, Opel tới Volvo, Suzuki và Mazda.
Bất chấp việc bị GM và PSA Peugeot Citroen lảng tránh khi ông đề nghị thành lập liên minh với họ hồi tháng Hai vừa qua song Marchionne vẫn không hề từ bỏ ý định này.
Trên thực tế, theo Bloomberg, người đứng đầu cả Fiat lẫn Chrysler này đã lại tiếp cận cả hai hãng trên để thảo luận về khả năng liên kết.
Theo nguồn tin của hãng tin trên, đề xuất của ông Marchionne là để cho hãng xe PSA Peugeot Citroen của Pháp tham gia vào một tập đoàn mới gồm cả thương hiệu Opel và Fiat để đổi lấy số cổ phần trong tập đoàn mới này.
Hai nguồn tin khác còn cho biết thêm Marchionne còn sẵn sàng mua Opel khỏi tay của GM nếu ông nhận được từ 5-7 tỷ USD để cơ cấu lại thương hiệu xe của Đức này.
Nếu thỏa thuận trên được thực hiện, đây sẽ là một đế chế ngang ngửa với VW ở châu Âu: Doanh số xe bán ra tổng cộng của ba thương hiệu xe trên chiếm 25% thị phần, cao hơn mức 24,8% của VW. Các đại diện của ba hãng xe trên từ chối bình luận về thông tin này.
Tuy nhiên, nếu Dan Akerson của GM đồng ý trên nguyên tắc với kế hoạch của Marchionne, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết trước khi được xúc tiến. Trước hết, GM đã gặp phải rắc rối trong thời gian trước đây với Fiat khi hai bên từng “đính hôn” năm 2009 nhưng sau đó mối quan hệ này đã đổ vỡ.
Ngoài ra, các nguồn tin của Bloomberg còn cho rằng hãng xe của Pháp cũng không sẵn sàng bắt tay với hãng xe Italy vì hãng xe Italy sẽ chỉ hỗ trợ ít công nghệ cho tập đoàn mới được đề xuất nói trên.
Mọi thứ còn trở nên phức tạp hơn khi kế hoạch trên gây khó khăn cho cả chính phủ Italy lẫn các đại diện lao động trong ban quản trị của PSA. Tóm lại, đó là ý tưởng rất hay và Marchionne đúng khi nói rằng việc tạo ra các tập đoàn rất lớn là một cách để vượt qua cái mà ông gọi là “cuộc tắm máu” ở châu Âu.
Nói cách khác, cả hai bên còn lại đều chưa muốn tham gia một liên minh như vậy. Có thể là do họ tin rằng họ có thể tự đi một mình mà không bị người Italy níu chân./.
Huy Bình (Vietnam+)