Theo Cơ quan quản lý hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), một đám mây khổng lồ chứa những hạt điện tích, phát sinh trong một vụ bùng cháy cỡ trung bình trên bề mặt Mặt Trời, đang tiến về phía Trái Đất và sẽ trượt qua từ trường Trái Đất vào lúc 12 giờ (giờ GMT) ngày 9/6.
Tuy nhiên NASA cho biết những vi hạt này sẽ chỉ trượt qua từ trường của Trái Đất và không đe dọa cho hành tinh của chúng ta cũng như cho các phi hành gia đang bay trên quỹ đạo địa cầu, hoặc những vệ tinh điện tử nhạy cảm hay truyền tin trên mặt đất.
Cơ quan khí tượng quốc gia Mỹ cho biết hiện tượng bùng cháy trên bề mặt Mặt Trời còn gọi là CME. Khi CME phóng ra những tia sáng vào từ trường Trái Đất, sẽ tạo nên vùng hào quang sáng chói và nhiều màu sắc trên bầu trời đêm trên những đường vĩ tuyến cực nam và cực bắc.
Theo các nhà thiên văn, hiện tượng CME xảy ra hôm 7/6 cũng đã làm phát sinh những dòng khí nóng trải rộng trên thượng tầng khí quyển của Mặt Trời và rơi xuống trở lại bao phủ gần hết một nửa bề mặt Mặt Trời.
Các nhà thiên văn cho biết Mặt Trời đang đi vào thời kỳ bùng cháy dữ dội trong chu kỳ 11 năm thường lệ và sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2013./.
Tuy nhiên NASA cho biết những vi hạt này sẽ chỉ trượt qua từ trường của Trái Đất và không đe dọa cho hành tinh của chúng ta cũng như cho các phi hành gia đang bay trên quỹ đạo địa cầu, hoặc những vệ tinh điện tử nhạy cảm hay truyền tin trên mặt đất.
Cơ quan khí tượng quốc gia Mỹ cho biết hiện tượng bùng cháy trên bề mặt Mặt Trời còn gọi là CME. Khi CME phóng ra những tia sáng vào từ trường Trái Đất, sẽ tạo nên vùng hào quang sáng chói và nhiều màu sắc trên bầu trời đêm trên những đường vĩ tuyến cực nam và cực bắc.
Theo các nhà thiên văn, hiện tượng CME xảy ra hôm 7/6 cũng đã làm phát sinh những dòng khí nóng trải rộng trên thượng tầng khí quyển của Mặt Trời và rơi xuống trở lại bao phủ gần hết một nửa bề mặt Mặt Trời.
Các nhà thiên văn cho biết Mặt Trời đang đi vào thời kỳ bùng cháy dữ dội trong chu kỳ 11 năm thường lệ và sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2013./.
Thảo Nguyên (Vietnam+)