Trong phiên 2/10 chứng khoán Mỹ lại đảo chiều giảm điểm khi việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một số cơ quan gây quan ngại cho nhà đầu tư về khả năng nước Mỹ có thể bị vỡ nợ do những bất ổn chính trị.
Đóng cửa phiên 2/10, cả ba chỉ số chủ chốt của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average giảm 58,56 điểm (0,39%) xuống 15.133,14 điểm; S&P 500 trượt 1,13 điểm (0,07%) xuống 1.693,87 điểm và Nasdaq Composite mất 2,96 điểm (0,08%) xuống 3.815,02 điểm.
Trước đó, trong phiên 1/10 - ngày đầu tiên Chính phủ Mỹ đóng cửa một số cơ quan - Phố Wall đã bất ngờ quay đầu đi lên sau hai phiên liên tiếp đi xuống trước đó, nhờ hy vọng rằng cuộc chiến giữa hai đảng Đân chủ và Cộng hòa về vấn đề ngân sách sẽ mau chóng được dàn xếp để chính phủ có tiền hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, thị trường đã rất thất vọng do sau cuộc họp vào tối ngày 2/10 giữa Tổng thống Obama với bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của hai đảng tại Quốc hội, Tổng thống và Quốc hội vẫn tiếp tục thất bại trong cuộc thương lượng về kế hoạch ngân sách tài khóa 2014 và việc nâng trần nợ liên bang 16.700 tỷ USD dự kiến sẽ tới hạn vào giữa tháng 10 này.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, Tổng thống Obama cho biết ông đã hối thúc các nhà lãnh đạo Quốc hội trước ngày 17/10 vừa qua hãy phê chuẩn việc tăng trần nợ quốc gia nhằm tránh gây tổn thương cho đà phục hồi của nền kinh tế.
Các chuyên gia cảnh báo, việc đóng cửa các công sở liên bang nếu kéo dài một tuần có thể làm giảm 0,2% đến 0,4% tốc độ tăng GDP của Mỹ và sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ mỗi tuần 1 tỷ USD, nhưng nếu đóng cửa kéo dài từ 3-4 tuần, tổng thiệt hại sẽ lên tới 55 tỷ USD.
Thăm dò công bố ngày 2/10 của Quinnipiac University cho biết có tới 72% người Mỹ được hỏi ý kiến bày tỏ sự phản đối việc đóng cửa công sở liên bang chỉ với mục đích ngăn chặn việc thực hiện Đạo luật ObamaCare.
Bên cạnh đó, số liệu việc làm mới nhất không được khả quan cho lắm, theo đó lĩnh vực tư nhân chỉ tạo được 166.000 việc làm mới trong tháng Chín vừa qua, thấp hơn dự báo của các chuyên gia và quá thấp để có thể tác động tới tỷ lệ thất nghiệp chung, cũng gây áp lực lên thị trường cổ phiếu.
Cùng ngày, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cũng phần lớn đỏ sàn với cả ba chỉ số chính của khu vực đều đóng cửa trong sắc đỏ. FTSE 100 của Anh trượt 0,35% xuống 6.437,50 điểm; DAX 30 của Đức mất 0,69% xuống 8.629,42 điểm và CAC 40 của Pháp giảm 0,92% xuống 4.158,16 điểm.
Tuy nhiên, chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên ngày 3/10 - ngày thứ thứ ba Chính phủ Mỹ vẫn phải đóng cửa một số công sở liên bang, sau khi chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm trong phiên hôm trước (2/10) - ngày đóng cửa thứ hai của một số công sở chính phủ.
Mở cửa phiên 3/10, chứng khoán Hong Kong tăng 0,79% trong khi chứng khoán Nhật Bản giảm 0,21%. Thị trường Trung Quốc vẫn đóng cửa nghỉ lễ phiên này./.
Đóng cửa phiên 2/10, cả ba chỉ số chủ chốt của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average giảm 58,56 điểm (0,39%) xuống 15.133,14 điểm; S&P 500 trượt 1,13 điểm (0,07%) xuống 1.693,87 điểm và Nasdaq Composite mất 2,96 điểm (0,08%) xuống 3.815,02 điểm.
Trước đó, trong phiên 1/10 - ngày đầu tiên Chính phủ Mỹ đóng cửa một số cơ quan - Phố Wall đã bất ngờ quay đầu đi lên sau hai phiên liên tiếp đi xuống trước đó, nhờ hy vọng rằng cuộc chiến giữa hai đảng Đân chủ và Cộng hòa về vấn đề ngân sách sẽ mau chóng được dàn xếp để chính phủ có tiền hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, thị trường đã rất thất vọng do sau cuộc họp vào tối ngày 2/10 giữa Tổng thống Obama với bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của hai đảng tại Quốc hội, Tổng thống và Quốc hội vẫn tiếp tục thất bại trong cuộc thương lượng về kế hoạch ngân sách tài khóa 2014 và việc nâng trần nợ liên bang 16.700 tỷ USD dự kiến sẽ tới hạn vào giữa tháng 10 này.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, Tổng thống Obama cho biết ông đã hối thúc các nhà lãnh đạo Quốc hội trước ngày 17/10 vừa qua hãy phê chuẩn việc tăng trần nợ quốc gia nhằm tránh gây tổn thương cho đà phục hồi của nền kinh tế.
Các chuyên gia cảnh báo, việc đóng cửa các công sở liên bang nếu kéo dài một tuần có thể làm giảm 0,2% đến 0,4% tốc độ tăng GDP của Mỹ và sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ mỗi tuần 1 tỷ USD, nhưng nếu đóng cửa kéo dài từ 3-4 tuần, tổng thiệt hại sẽ lên tới 55 tỷ USD.
Thăm dò công bố ngày 2/10 của Quinnipiac University cho biết có tới 72% người Mỹ được hỏi ý kiến bày tỏ sự phản đối việc đóng cửa công sở liên bang chỉ với mục đích ngăn chặn việc thực hiện Đạo luật ObamaCare.
Bên cạnh đó, số liệu việc làm mới nhất không được khả quan cho lắm, theo đó lĩnh vực tư nhân chỉ tạo được 166.000 việc làm mới trong tháng Chín vừa qua, thấp hơn dự báo của các chuyên gia và quá thấp để có thể tác động tới tỷ lệ thất nghiệp chung, cũng gây áp lực lên thị trường cổ phiếu.
Cùng ngày, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cũng phần lớn đỏ sàn với cả ba chỉ số chính của khu vực đều đóng cửa trong sắc đỏ. FTSE 100 của Anh trượt 0,35% xuống 6.437,50 điểm; DAX 30 của Đức mất 0,69% xuống 8.629,42 điểm và CAC 40 của Pháp giảm 0,92% xuống 4.158,16 điểm.
Tuy nhiên, chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên ngày 3/10 - ngày thứ thứ ba Chính phủ Mỹ vẫn phải đóng cửa một số công sở liên bang, sau khi chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm trong phiên hôm trước (2/10) - ngày đóng cửa thứ hai của một số công sở chính phủ.
Mở cửa phiên 3/10, chứng khoán Hong Kong tăng 0,79% trong khi chứng khoán Nhật Bản giảm 0,21%. Thị trường Trung Quốc vẫn đóng cửa nghỉ lễ phiên này./.
Thùy Chi (TTXVN)