Tại một hội thảo tổng kết giai đoạn 1 của dự án tổ chức mới đây tại ThừaThiên-Huế, ông Nguyễn Viết Hoạch, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn cho biết sau 3 năm hoạt động, dự án do Ủy ban Châu Âu, Công ty đa quốc giaIKEA và Tổ chức hỗ trợ Tài chính Đức DEG đồng tài trợ, đã có những hỗ trợ tíchcực để người dân địa phương và các doanh nghiệp được hưởng lợi từ hoạt độngtrồng, khai thác và sản xuất song mây, đồng thời vẫn bảo vệ được các nguồn tàinguyên thiên nhiên.
Tại hai tỉnh, dự án đã tiến hành điều tra trữ lượng mây tự nhiên của 7.000 harừng trong đó có 2.000 ha đã được đưa vào quản lý bền vững, đồng thời hỗ trợtrồng 40 ha mây nước nhằm giúp bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu quý củađịa phương. Bên cạnh đó dự án cũng giúp 40 thôn của cả hai tỉnh thành lập vàtham gia 40 Nhóm Sở thích Mây (STM) - để có thể chăm sóc và quản lý cây mây mộtcách hiệu quả và kinh tế nhất.
Tham gia vào dự án, các doanh nghiệp được hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất cótrách nhiệm với môi trường, có chuyên gia đến hướng dẫn về thiết kế bền vững vàbắt kịp với các xu hướng thiết kế mới nhất, có cơ hội quảng bá sản phẩm tại cáchội chợ thương mại quốc tế như Life Style, Spoga và Ambiente.
Ông Lê Viết Tám - Giám đốc Dự án Mây Bền vững cho biết, đây chỉ là những bướcđầu tiên để hướng ngành song mây đi vào con đường phát triển bền vững. Bên cạnhsự hỗ trợ tích cực từ chính quyền, các công ty Việt Nam cũng cam kết phát triểnsong mây theo hướng hội nhập quốc tế.
Theo ông Tám, hiện ngoài việc ký kết thương mại với các Nhóm STM trong nước, mộtsố công ty đã tham gia vào dự án đang lên kế hoạch xúc tiến hợp tác hoặc mở côngty liên doanh tại Lào - nơi đầu tiên và duy nhất trên thế giới có 1.200ha rừngmây đạt chứng chỉ FSC từ Hội đồng Quản trị Rừng Thế giới tại huyện Khamkeut.
Trong giai đoạn 2 (2012-2014), dự án sẽ tập trung hỗ trợ hai địa phương quản lývà khai thác các khu rừng và nguồn mây bền vững, tiếp cận chứng chỉ rừng FSC;phát triển hai làng nghề tại Nam Đông và Nam Giang theo hướng tổ hợp tác/hợp tácxã gắn với liên kết thị trường, phù hợp với chương trình phát triển nông thônmới của chính phủ Việt Nam.
Theo WWF, trên thế giới có 600 loại mây, trong đó 54 loài được tìm thấy tại khuvực tiểu vùng sông Mekong. Việt Nam không chỉ là nhà xuất khẩu mây tre quantrọng ở thị trường châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Pháp, mà còn là nhà nhập khẩuchính của những sản phẩm mây tre cho các nước trong khu vực như Lào, Ấn Độ,Campuchia, Philippines./.