Mexico phát hiện hai bộ di hài tới 3.500 năm tuổi

Một nhóm các nhà khảo cổ Mexico vừa phát hiện ra 2 bộ di hài, một chiếc nồi cùng nhiều cây thánh giá bằng đá xanh 3.500 tuổi tại Puebla.
Thông báo của Viện Nhân chủng và Lịch sử quốc gia (INAH) ngày 5/12 cho biết mộtnhóm các nhà khảo cổ nước này vừa phát hiện ra 2 bộ di hài, một chiếc nồi cùngnhiều đồ trang sức bằng đá xanh có niên đại 3.500 tuổi tại một ngôi nhà trongtrung tâm phố cổ bang Puebla, cách thủ đô Mexico khoảng 110 kilômét về phíaĐông.

Theo đánh giá sơ bộ, những hiện vật tìm được có thể thuộc nền văn hóa Olmeca,được mệnh danh là "cái nôi" của các nền văn hóa khác tại Mexico.

Nền văn hóa nàyđã từng tồn tại và phát triển rực rỡ từ năm 1.500 đến năm 100 trước Công nguyên,chủ yếu tại khu vực từ Tây Nam bang Veracruz tới Nam bang Tabasco, phía Đông NamMexico.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng di tích này tại khu đền thờ SanLorenzo, La Venta và Tres Zapotes thuộc bang bên bờ vịnh Mexico này.

Hiện tại, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để xác định chính xácniên đại cũng như xem xét liệu người Olmeca đã từng đến sinh sống tại vùng lãnhthổ thuộc bang Puebla ngày nay hay không.

Đây được coi là phát hiện di hài cổ lớn nhất từ trước đến nay. Trước đó, cácnhà khảo cổ chỉ tìm thấy nhiều mảnh sành sứ biệt lập thuộc văn hóa Olmeca./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.