Viện Nhân chủng và Lịch sử quốc gia Mexico (INAH) ngày 3/2 cho biết các nhà khảo cổ bang miền Bắc Chihuahua của nước này vừa phát hiện một quần thể kiến trúc nhà ở và nghĩa trang của người Tubar, có niên đại cách đây khoảng 1.200 năm.
Toàn bộ 13 di tích nói trên nằm trong hang Barranca de la Sinforosa thuộc dãy núi Tarahumara, huyện Guachochi.
Nhà khảo cổ Enrique Chacon cho biết, dân tộc Tubar, hay còn gọi là Cocoyome, được lịch sử biết đến như một dân tộc thường sinh sống bên sông suối, chuyên săn bắn và hái lượm, đã từng trao đổi sản vật và giao lưu văn hóa với người Raramuri và một số bộ tộc khác sống tại bờ biển Thái Bình Dương.
Do quyết tâm bảo vệ văn hóa bản địa, tránh bị Công giáo hóa và đứng trước nhiều rủi ro bị thú dữ tấn công, người Tubar đã vào hang xây dựng thế giới riêng của họ bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như đá, đất đỏ và thân cây lấy gỗ.
Chính quyền bang Chihuahua và các chuyên gia đề nghị tiếp tục khai quật di tích, phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu, lập kế hoạch bảo vệ và bảo tồn quần thể kiến trúc cổ này.
Với 26 di sản thế giới được UNESCO công nhận, hiện Mexico đang dẫn đầu Mỹ Latinh và đứng thứ 3 trên thế giới về số lượng di sản, chỉ sau Italy và Tây Ban Nha - quê hương của nhiều nền văn minh ra đời sớm và phát triển rực rỡ trên thế giới.
Vì vậy, quốc gia Trung Mỹ này liên tục phát hiện ra nhiều công trình kiến trúc cổ thuộc nhiều dân tộc bản địa mà hôm nay chỉ còn trên sách vở./.
Toàn bộ 13 di tích nói trên nằm trong hang Barranca de la Sinforosa thuộc dãy núi Tarahumara, huyện Guachochi.
Nhà khảo cổ Enrique Chacon cho biết, dân tộc Tubar, hay còn gọi là Cocoyome, được lịch sử biết đến như một dân tộc thường sinh sống bên sông suối, chuyên săn bắn và hái lượm, đã từng trao đổi sản vật và giao lưu văn hóa với người Raramuri và một số bộ tộc khác sống tại bờ biển Thái Bình Dương.
Do quyết tâm bảo vệ văn hóa bản địa, tránh bị Công giáo hóa và đứng trước nhiều rủi ro bị thú dữ tấn công, người Tubar đã vào hang xây dựng thế giới riêng của họ bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như đá, đất đỏ và thân cây lấy gỗ.
Chính quyền bang Chihuahua và các chuyên gia đề nghị tiếp tục khai quật di tích, phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu, lập kế hoạch bảo vệ và bảo tồn quần thể kiến trúc cổ này.
Với 26 di sản thế giới được UNESCO công nhận, hiện Mexico đang dẫn đầu Mỹ Latinh và đứng thứ 3 trên thế giới về số lượng di sản, chỉ sau Italy và Tây Ban Nha - quê hương của nhiều nền văn minh ra đời sớm và phát triển rực rỡ trên thế giới.
Vì vậy, quốc gia Trung Mỹ này liên tục phát hiện ra nhiều công trình kiến trúc cổ thuộc nhiều dân tộc bản địa mà hôm nay chỉ còn trên sách vở./.
(TTXVN/Vietnam+)