Microsoft, “gã khổng lồ” phần mềm lớn nhất thế giới, ngày 22/4 đã tỏ ra khá “hoan hỉ” khi công bố báo cáo tài chính vượt kỷ lục với doanh số tăng 6% tới 14,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, dường như con số của Microsoft đưa ra vẫn chưa làm thỏa mãn kỳ vọng của giới đầu tư. Cổ phiếu của Microsoft rớt 4,5% xuống 29,98 USD trong vài giờ giao dịch sau khi báo cáo quý 3 được công bố.
Sasa Zorovic, chuyên gia phân tích thuộc thị trường đầu tư Janney cho biết: “Kết quả đó thật ấn tượng nhưng kỳ vọng từ nhà đầu tư còn cao hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cần thực tế hơn chút nữa và mọi thứ đang diễn tiến chậm hơn so với những gì mà nhà đầu tin tưởng bất chấp những tín hiệu đầy khích lệ từ kết quả kinh doanh mới đây.”
Những hy vọng đối với một quý “bội thu” từ hãng phần mềm Microsoft đã tăng trong những tuần gần đây khi các doanh nghiệp công nghệ cao khác cũng đưa ra kết quả kinh doanh của họ trong bối cảnh ngành công nghiệp máy tính đã trở nên công khai hóa.
Điển hình là hãng Intel vừa công bố doanh thu bán chip máy tính, trong bối cảnh nhu cầu về các chip máy tính nhanh hơn và đắt đỏ hơn đang tăng mạnh. Hơn nữa, một số nhà phân tích đã tăng mức dự đoán về doanh số mà thị trường máy tính năm 2010 mang lại, trong một số trường hợp còn đưa ra mức dự đoán khả quan tới 25% đối với ngành công nghiệp này.
Như vậy, trái với nỗi lo về cố phiếu sụt giá trong ngắn hạn, những số liệu “đẹp mắt” của Microsoft đã lấy lại sự lạc quan đối với thị trường máy tính.
Lợi tức ròng của hãng này tăng 35% lên 4,01 tỷ USD hay 45 cent/cổ từ mức 2,98 tỷ USD tương đương 33 cent/cổ phiếu, cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giới phân tích cho rằng Microsoft chỉ giành được 42 cent/cổ phiếu.
Để lý giải cho tin hiệu đầy phấn khởi này, các nhà quản lý ở Microsoft cho rằng hệ điều hành Windows là động lực chính tác động đến lợi nhuận trong quý 3 này khi doanh số bán ra của phần mềm này tăng tới 4,42 tỷ USD từ 3,45 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự đoán của Microsoft, thị trường máy tính tăng 25% trong quý trước với thị trường tiêu dùng tăng 30% và thị trường kinh doanh tăng 14%. Động lực gia tăng doanh số bán ra cho các doanh nghiệp là điểm mạnh thực sự đối với Microsoft, vì nhiều công ty đã phản đối mua sắm thêm máy tính mới.
Brendan Barnicle, nhà phân tích phần mềm thuộc Sàn chứng khoán Pacific Crest nhận định: “Điều quan trọng nhất là chúng tôi đang thấy ngành kinh doanh máy tính đang trở lại. Điều này thật vĩ đại.”
Ông Barnicle còn lưu ý rằng việc các doanh nghiệp tăng cường mua sắm máy tính đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh số bán phần mềm Windows 7 cũng như Office 10 dự kiến tung ra trong tháng Sáu tới.
Microsoft cũng cho biết công cụ tìm kiếm, các trò chơi và các sản phẩm phần mềm cũng mang lại nhiều hứa hẹn trong quý tới. Microsoft đã cố gắng bỏ lại những chuối ngày đen tối của cuộc suy thoái kinh tế và hàng loạt những sai lầm trong sản phẩm.
“Đại gia” phần mềm này đã mất tới 18 tháng ròng để chỉnh trang lại các phần mềm cốt lõi của mình. Hiện hãng này dự kiến sẽ tái lập mối quan hệ tín nhiệm với khách hàng trong năm tới các gói phần mềm và đồ điện tử.
Microsoft đã thổi một sức sống mới vào hoạt động kinh doanh phầm mềm dành cho điện thoại thông minh, bằng việc cho ra lò một hệ điều hành mới cho dòng điện thoại này Windows Phone 7, dự kiến sẽ “ra lò” vào cuối năm nay.
Thêm vào đó, Microsoft vừa công bố “bộ đôi” điện thoại mới nhằm cung cấp tiện ích cho người dùng truy nhập các mạng xã hội như đăng ảnh và video online với nỗ lực cuốn hút giới trẻ sành điệu.
Về phần máy tính, Microsoft đã có sự ra mắt dành cho các video gamer. Cuối năm nay, hãng sẽ bắt đầu tung ra một phiên bản phần mềm phụ trợ game có tên mã là Project Natal. Sản phẩm này sẽ cho phép người chơi dùng cử chỉ chân tay để chơi game thay vì phải dùng đến nút bấm.
Katherine Egbert, chuyên gia phân tích thuộc Jefferies & Company, dự báo Microsoft có thể đạt doanh thu 1,3 tý USD với Project Natal trong năm đầu tiên tung ra thị trường, nếu giá dự kiến của nó khi bán ra là 100 USD.
Tuy nhiên, cho dù thiết bị Project Natal là “bom tấn” của hãng này thì nó sẽ chỉ tác động đôi chút đến tổng lợi nhuận của Microsoft – hãng phần mềm vốn còn phụ thuộc khá nhiều vào các phần mềm chủ đạo là Windows và Office.
Bà Egbert cho rằng: “Phân khúc thị trường giải trí mới thực sự là yếu tố quan trọng đối với Microsoft nhưng hãng này hiện vẫn chưa thực sự chuyển dịch theo xu hướng đó”./.
Tuy nhiên, dường như con số của Microsoft đưa ra vẫn chưa làm thỏa mãn kỳ vọng của giới đầu tư. Cổ phiếu của Microsoft rớt 4,5% xuống 29,98 USD trong vài giờ giao dịch sau khi báo cáo quý 3 được công bố.
Sasa Zorovic, chuyên gia phân tích thuộc thị trường đầu tư Janney cho biết: “Kết quả đó thật ấn tượng nhưng kỳ vọng từ nhà đầu tư còn cao hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cần thực tế hơn chút nữa và mọi thứ đang diễn tiến chậm hơn so với những gì mà nhà đầu tin tưởng bất chấp những tín hiệu đầy khích lệ từ kết quả kinh doanh mới đây.”
Những hy vọng đối với một quý “bội thu” từ hãng phần mềm Microsoft đã tăng trong những tuần gần đây khi các doanh nghiệp công nghệ cao khác cũng đưa ra kết quả kinh doanh của họ trong bối cảnh ngành công nghiệp máy tính đã trở nên công khai hóa.
Điển hình là hãng Intel vừa công bố doanh thu bán chip máy tính, trong bối cảnh nhu cầu về các chip máy tính nhanh hơn và đắt đỏ hơn đang tăng mạnh. Hơn nữa, một số nhà phân tích đã tăng mức dự đoán về doanh số mà thị trường máy tính năm 2010 mang lại, trong một số trường hợp còn đưa ra mức dự đoán khả quan tới 25% đối với ngành công nghiệp này.
Như vậy, trái với nỗi lo về cố phiếu sụt giá trong ngắn hạn, những số liệu “đẹp mắt” của Microsoft đã lấy lại sự lạc quan đối với thị trường máy tính.
Lợi tức ròng của hãng này tăng 35% lên 4,01 tỷ USD hay 45 cent/cổ từ mức 2,98 tỷ USD tương đương 33 cent/cổ phiếu, cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giới phân tích cho rằng Microsoft chỉ giành được 42 cent/cổ phiếu.
Để lý giải cho tin hiệu đầy phấn khởi này, các nhà quản lý ở Microsoft cho rằng hệ điều hành Windows là động lực chính tác động đến lợi nhuận trong quý 3 này khi doanh số bán ra của phần mềm này tăng tới 4,42 tỷ USD từ 3,45 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự đoán của Microsoft, thị trường máy tính tăng 25% trong quý trước với thị trường tiêu dùng tăng 30% và thị trường kinh doanh tăng 14%. Động lực gia tăng doanh số bán ra cho các doanh nghiệp là điểm mạnh thực sự đối với Microsoft, vì nhiều công ty đã phản đối mua sắm thêm máy tính mới.
Brendan Barnicle, nhà phân tích phần mềm thuộc Sàn chứng khoán Pacific Crest nhận định: “Điều quan trọng nhất là chúng tôi đang thấy ngành kinh doanh máy tính đang trở lại. Điều này thật vĩ đại.”
Ông Barnicle còn lưu ý rằng việc các doanh nghiệp tăng cường mua sắm máy tính đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh số bán phần mềm Windows 7 cũng như Office 10 dự kiến tung ra trong tháng Sáu tới.
Microsoft cũng cho biết công cụ tìm kiếm, các trò chơi và các sản phẩm phần mềm cũng mang lại nhiều hứa hẹn trong quý tới. Microsoft đã cố gắng bỏ lại những chuối ngày đen tối của cuộc suy thoái kinh tế và hàng loạt những sai lầm trong sản phẩm.
“Đại gia” phần mềm này đã mất tới 18 tháng ròng để chỉnh trang lại các phần mềm cốt lõi của mình. Hiện hãng này dự kiến sẽ tái lập mối quan hệ tín nhiệm với khách hàng trong năm tới các gói phần mềm và đồ điện tử.
Microsoft đã thổi một sức sống mới vào hoạt động kinh doanh phầm mềm dành cho điện thoại thông minh, bằng việc cho ra lò một hệ điều hành mới cho dòng điện thoại này Windows Phone 7, dự kiến sẽ “ra lò” vào cuối năm nay.
Thêm vào đó, Microsoft vừa công bố “bộ đôi” điện thoại mới nhằm cung cấp tiện ích cho người dùng truy nhập các mạng xã hội như đăng ảnh và video online với nỗ lực cuốn hút giới trẻ sành điệu.
Về phần máy tính, Microsoft đã có sự ra mắt dành cho các video gamer. Cuối năm nay, hãng sẽ bắt đầu tung ra một phiên bản phần mềm phụ trợ game có tên mã là Project Natal. Sản phẩm này sẽ cho phép người chơi dùng cử chỉ chân tay để chơi game thay vì phải dùng đến nút bấm.
Katherine Egbert, chuyên gia phân tích thuộc Jefferies & Company, dự báo Microsoft có thể đạt doanh thu 1,3 tý USD với Project Natal trong năm đầu tiên tung ra thị trường, nếu giá dự kiến của nó khi bán ra là 100 USD.
Tuy nhiên, cho dù thiết bị Project Natal là “bom tấn” của hãng này thì nó sẽ chỉ tác động đôi chút đến tổng lợi nhuận của Microsoft – hãng phần mềm vốn còn phụ thuộc khá nhiều vào các phần mềm chủ đạo là Windows và Office.
Bà Egbert cho rằng: “Phân khúc thị trường giải trí mới thực sự là yếu tố quan trọng đối với Microsoft nhưng hãng này hiện vẫn chưa thực sự chuyển dịch theo xu hướng đó”./.
Cao Phong (Vietnam+)