Mưa, bão, lụt là các yếu tố thiên nhiên bất lợi, nhưng nếu nhìn các yếu tố này dưới góc nhìn khác với tư duy mới có thể khai thác được các giá trị tiềm ẩn để phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo.
Tiến sỹ, kiến trúc sư Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) cho biết như vậy tại hội thảo giới thiệu dự án “Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam."
Hệ thống sản phẩm du lịch trên cơ sở mưa, bão, lụt nếu áp dụng được trong đời sống ở Thừa Thiên-Huế, Hội An (Quảng Nam) sẽ góp phần thay đổi nhận thức xã hội trong việc ứng phó với thiên tai, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh như hiện nay. Nếu khai thác tốt thì sản phẩm du lịch mưa, bão, lụt có thể trở thành thương hiệu riêng của du lịch miền Trung.
Huế hầu như có mưa quanh năm. Sản phẩm du lịch từ mưa Huế có thể xây dựng theo hướng khám phá các nét văn hóa độc đáo trong kiến trúc của thành phố di sản đặc biệt là hệ thống nhà vườn, chùa ở Huế. Đồng thời nghiên cứu phát triển các loại hình vui chơi giải trí trong nhà như biểu diễn thơ ca, âm nhạc, triển lãm, giao lưu chia sẻ văn hóa thông qua các lớp dạy nấu ăn, vẽ tranh, không gian thưởng trà, càphê, các món ăn ngày mưa hoặc đi bộ trong mưa.
Bên cạnh đó, cần tổ chức các tuyến, điểm du lịch thăm quan phù hợp với việc thường thức cảnh quan cố đô trong những ngày mưa cùng với những điểm ngắm mưa phù hợp.
Trên thực tế, du lịch mùa lụt đã có ở Hội An từ một vài năm nay như đi thuyền trong phố cổ ngày lụt, chụp ảnh những mái nhà rêu phong ngập nước, thưởng thức nghệ thuật trên tầng 2 của ngôi nhà bị ngập… Tuy nhiên các hoạt động này chỉ là tự phát và chưa có công ty du lịch nào khai thác.
Ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết dự án phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt là ý tưởng táo bạo, độc đáo có khả năng phát triển trong thực tiễn.
Nếu triển khai sản phẩm du lịch mưa bão lụt thì điều đầu tiên phải đảm bảo là sự an toàn của du khách. Do đó, cần phải đầu tư về cơ sở vật chất, thuyền bè, điện nước, phương tiện cứu hộ, thực phẩm, nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch mùa lụt.
Hội thảo diễn ra ngày 5/3 tại Hà Nội, do Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) tổ chức./.
Tiến sỹ, kiến trúc sư Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) cho biết như vậy tại hội thảo giới thiệu dự án “Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam."
Hệ thống sản phẩm du lịch trên cơ sở mưa, bão, lụt nếu áp dụng được trong đời sống ở Thừa Thiên-Huế, Hội An (Quảng Nam) sẽ góp phần thay đổi nhận thức xã hội trong việc ứng phó với thiên tai, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh như hiện nay. Nếu khai thác tốt thì sản phẩm du lịch mưa, bão, lụt có thể trở thành thương hiệu riêng của du lịch miền Trung.
Huế hầu như có mưa quanh năm. Sản phẩm du lịch từ mưa Huế có thể xây dựng theo hướng khám phá các nét văn hóa độc đáo trong kiến trúc của thành phố di sản đặc biệt là hệ thống nhà vườn, chùa ở Huế. Đồng thời nghiên cứu phát triển các loại hình vui chơi giải trí trong nhà như biểu diễn thơ ca, âm nhạc, triển lãm, giao lưu chia sẻ văn hóa thông qua các lớp dạy nấu ăn, vẽ tranh, không gian thưởng trà, càphê, các món ăn ngày mưa hoặc đi bộ trong mưa.
Bên cạnh đó, cần tổ chức các tuyến, điểm du lịch thăm quan phù hợp với việc thường thức cảnh quan cố đô trong những ngày mưa cùng với những điểm ngắm mưa phù hợp.
Trên thực tế, du lịch mùa lụt đã có ở Hội An từ một vài năm nay như đi thuyền trong phố cổ ngày lụt, chụp ảnh những mái nhà rêu phong ngập nước, thưởng thức nghệ thuật trên tầng 2 của ngôi nhà bị ngập… Tuy nhiên các hoạt động này chỉ là tự phát và chưa có công ty du lịch nào khai thác.
Ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết dự án phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt là ý tưởng táo bạo, độc đáo có khả năng phát triển trong thực tiễn.
Nếu triển khai sản phẩm du lịch mưa bão lụt thì điều đầu tiên phải đảm bảo là sự an toàn của du khách. Do đó, cần phải đầu tư về cơ sở vật chất, thuyền bè, điện nước, phương tiện cứu hộ, thực phẩm, nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch mùa lụt.
Hội thảo diễn ra ngày 5/3 tại Hà Nội, do Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) tổ chức./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)