Nắng hạn gay gắt kéo dài cùng với việc vắng bóng các trận mưa lũ đã khiến một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên phải đối mặt với nạn hạn hán vụ Đông Xuân.
Ông Nguyễn Hữu Vui, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết từ cuối năm 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định không xảy ra mưa lũ như mọi năm, trong khi đó tình hình nắng hạn ngày càng gay gắt, làm cho lượng nước tích trữ của 154 hồ chứa nước thủy lợi lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, thậm chí 2/3 tổng số hồ chứa nước thủy lợi đã ở dưới mức nước chết.
Cùng với đó, lượng nước ở các sông, suối cũng đã cạn kiệt dần nên không đủ khả năng tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2012-2013 trên địa bàn tỉnh. Hiện có 12.000ha cây trồng, nhất là cây trồng cạn đang bị hạn nặng và nguy cơ mất trắng.
Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Mỹ, cho biết đến nay, lượng nước chứa của các hồ thủy lợi trên địa bàn đã ở dưới mực nước chết (chỉ bằng 10% tổng dung tích nước chứa so với các năm trước). Vì vậy, trên địa bàn hiện có trên 860ha lúa bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, trong đó khoảng 108ha lúa đông xuân ở các xã Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Lộc, Mỹ Chánh Tây và thị trấn Bình Dương đã bị chết khô.
Trước tình hình hạn hán nặng, lãnh đạo tỉnh và các địa phương đang tích cực chỉ đạo nhân dân vùng bị hạn nặng đào ao, khoan giếng lấy nước tưới cho cây trồng. Tuy nhiên, do hạn nặng, mực nước ngầm xuống sâu, nên chi phí công đào giếng, đào ao lại tăng gấp 3-4 lần so với những năm trước đây và đang là một khó khăn lớn của nông dân, nếu chính quyền địa phương và Nhà nước không hỗ trợ kinh phí chống hạn.
Tại Lâm Đồng, tin từ Chi cục Thủy lợi-Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, hiện nay mực nước của nhiều hồ thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh cũng đang ở dưới mức trung bình và có nguy cơ thiếu nước tưới trong vụ đông xuân này.
Theo thống kê mới nhất của Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng, mực nước hồ Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) đang ở cao trình 149,90m; hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) cao trình 1.378,32m; hồ Ka La (Di Linh) 151,58m; hồ Đăk Lô ở mức 146,10m; hồ Đăk Lông Thượng 903,30m…
So với cùng kỳ năm trước, mực nước các hồ thủy lợi này đã xuống thấp hơn hẳn và đang thấp hơn mực nước dâng bình thường khoảng 1m. Trong khi đó, tại các trạm bơm lớn trên sông Đồng Nai (đoạn qua huyện Cát Tiên), mực nước cũng đang xấp xỉ ở mức “min.”
Tuy hiện nay các trạm bơm này vẫn đảm bảo tưới tiêu, nhưng trong thời gian tới tình hình nắng hạn còn kéo dài thì vùng Cát Tiên (vùng chuyên canh lúa gạo lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng) sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Cũng do ảnh hưởng của nắng nóng nên trong thời gian qua, người dân tại một số địa phương có diện tích cà phê lớn như các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà… đã chủ động triển khai nhiều giải pháp chống hạn cho cây trồng.
Ngay trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tại những vùng không có hồ, đập, sông, suối, người dân đã tranh thủ bơm nước giếng để tưới sớm cho cây càphê ra hoa đợt hai và đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây giữ trái trong đợt một./.
Ông Nguyễn Hữu Vui, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết từ cuối năm 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định không xảy ra mưa lũ như mọi năm, trong khi đó tình hình nắng hạn ngày càng gay gắt, làm cho lượng nước tích trữ của 154 hồ chứa nước thủy lợi lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, thậm chí 2/3 tổng số hồ chứa nước thủy lợi đã ở dưới mức nước chết.
Cùng với đó, lượng nước ở các sông, suối cũng đã cạn kiệt dần nên không đủ khả năng tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2012-2013 trên địa bàn tỉnh. Hiện có 12.000ha cây trồng, nhất là cây trồng cạn đang bị hạn nặng và nguy cơ mất trắng.
Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Mỹ, cho biết đến nay, lượng nước chứa của các hồ thủy lợi trên địa bàn đã ở dưới mực nước chết (chỉ bằng 10% tổng dung tích nước chứa so với các năm trước). Vì vậy, trên địa bàn hiện có trên 860ha lúa bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, trong đó khoảng 108ha lúa đông xuân ở các xã Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Lộc, Mỹ Chánh Tây và thị trấn Bình Dương đã bị chết khô.
Trước tình hình hạn hán nặng, lãnh đạo tỉnh và các địa phương đang tích cực chỉ đạo nhân dân vùng bị hạn nặng đào ao, khoan giếng lấy nước tưới cho cây trồng. Tuy nhiên, do hạn nặng, mực nước ngầm xuống sâu, nên chi phí công đào giếng, đào ao lại tăng gấp 3-4 lần so với những năm trước đây và đang là một khó khăn lớn của nông dân, nếu chính quyền địa phương và Nhà nước không hỗ trợ kinh phí chống hạn.
Tại Lâm Đồng, tin từ Chi cục Thủy lợi-Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, hiện nay mực nước của nhiều hồ thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh cũng đang ở dưới mức trung bình và có nguy cơ thiếu nước tưới trong vụ đông xuân này.
Theo thống kê mới nhất của Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng, mực nước hồ Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) đang ở cao trình 149,90m; hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) cao trình 1.378,32m; hồ Ka La (Di Linh) 151,58m; hồ Đăk Lô ở mức 146,10m; hồ Đăk Lông Thượng 903,30m…
So với cùng kỳ năm trước, mực nước các hồ thủy lợi này đã xuống thấp hơn hẳn và đang thấp hơn mực nước dâng bình thường khoảng 1m. Trong khi đó, tại các trạm bơm lớn trên sông Đồng Nai (đoạn qua huyện Cát Tiên), mực nước cũng đang xấp xỉ ở mức “min.”
Tuy hiện nay các trạm bơm này vẫn đảm bảo tưới tiêu, nhưng trong thời gian tới tình hình nắng hạn còn kéo dài thì vùng Cát Tiên (vùng chuyên canh lúa gạo lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng) sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Cũng do ảnh hưởng của nắng nóng nên trong thời gian qua, người dân tại một số địa phương có diện tích cà phê lớn như các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà… đã chủ động triển khai nhiều giải pháp chống hạn cho cây trồng.
Ngay trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tại những vùng không có hồ, đập, sông, suối, người dân đã tranh thủ bơm nước giếng để tưới sớm cho cây càphê ra hoa đợt hai và đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây giữ trái trong đợt một./.
Viết Ý- Nguyễn Dũng (TTXVN)