Sáng 14/11, Bệnh viện Bạch Mai và Dự án bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính (Bộ Y tế) tổ chức lễ míttinh hưởng ứng ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu (17/11) với chủ đề: Chưa bao giờ là quá muộn để chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tỷ lệ tử vong của bệnh này đứng hàng thứ tư trong tất cả các loại bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2% ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên.
Ông Lương Ngọc Khuê khẳng định, trước thực trạng đáng lo ngại trên, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định về việc phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.
Năm 2012, dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính được triển khai trên 10 địa phương là Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Bắc Giang và Hưng Yên với nhiều hoạt động khám sàng lọc miễn phí cho người dân.
Sau lễ míttinh, Bộ Y tế đã tổ chức buổi diễu hành nhằm hưởng ứng ngày phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu trên các tuyến đường chính của Hà Nội như Giải Phóng-Đại Cổ Việt-Phố Huế-Hàng Bài-Hai Bà Trưng...
Thông qua việc tổ chức lễ diễu hành, ban tổ chức hy vọng việc tuyên truyền sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ y tế về căn bệnh nguy hiểm này./.
Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tỷ lệ tử vong của bệnh này đứng hàng thứ tư trong tất cả các loại bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2% ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên.
Ông Lương Ngọc Khuê khẳng định, trước thực trạng đáng lo ngại trên, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định về việc phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.
Năm 2012, dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính được triển khai trên 10 địa phương là Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Bắc Giang và Hưng Yên với nhiều hoạt động khám sàng lọc miễn phí cho người dân.
Sau lễ míttinh, Bộ Y tế đã tổ chức buổi diễu hành nhằm hưởng ứng ngày phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu trên các tuyến đường chính của Hà Nội như Giải Phóng-Đại Cổ Việt-Phố Huế-Hàng Bài-Hai Bà Trưng...
Thông qua việc tổ chức lễ diễu hành, ban tổ chức hy vọng việc tuyên truyền sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ y tế về căn bệnh nguy hiểm này./.
Đức Minh (Vietnam+)